Trong quá trình làm SEO hiện nay sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để phân tích và kiểm tra về hiệu quả hoạt động. Nổi bật trong số đó phải kể đến chính là Ahrefs.Vậy Ahrefs là gì? Và trong bài viết hôm nay, HPdigi sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết về công cụ này, cùng đọc và theo dõi nhé.

Ahref
Ahrefs là công cụ phổ biến và hữu dụng trong quá trình SEO

Bạn có biết Ahrefs là gì?

Công cụ SEO top đầu hiện nay không thể quên nhắc đến Ahrefs.com. Đây là công cụ có thể phân tích trực tiếp các thông số của website đối thủ, đưa ra những thông tin cực kỳ quan trọng về backlink, từ khoá, nội dung,… Sau đánh giá của những người làm seo, ahrefs được xếp là công cụ hỗ trợ làm seo mạnh nhất thế giới và ngày càng có nhiều người sử dụng nó.

Thêm vào đó, ahrefs có thể sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm seo từ việc bắt đầu xây dựng kế hoạch đến lúc triển khai lên top Google. Không còn gì bàn cãi khi nó trở thành công cụ được hàng triệu seoer trên khắp thế giới tin dùng. Ahrefs là một công cụ quan trọng sử dụng trong SEO, dùng để phân tích các thông số của website online.

Khởi nguồn từ ý tưởng thành lập một công cụ phân tích backlink của các website trên toàn cầu, nhóm thành viên đa quốc gia từ Ukraine đã ra đời với cái tên là Ahrefs, phát triển công cụ phân tích backlink. Theo đó họ đã biến nó trở thành một trong những công cụ hỗ trợ SEO mạnh nhất trên thế giới với khả năng phân tích ngày càng được mở rộng về các chỉ số, chất lượng số liệu.

Đối với những ai làm trong lĩnh vực SEO thì công cụ Ahrefs là không thể thiếu khi xây dựng backlinks, nghiên cứu về các từ khóa, phân tích các đối thủ, tìm kiếm cơ hội để tăng traffic, theo dõi thứ hạng SEO, kiểm toán site,…

Hiện nay, Ahrefs đang chứa dữ liệu của hơn 5 tỷ website trên toàn thế giới, 16 nghìn tỷ liên kết, hơn 170 triệu tên miền gốc. Đây chính là một kho tư liệu khổng lồ, giúp cho bất cứ SEOer nào trong quá trình làm việc. Tuy nhiên thì Ahrefs không cho phép sử dụng các tài khoản miễn phí mà cần phải bỏ ra một khoản tiền nhất định cho việc đăng ký sử dụng.

Những tính năng nổi bật 

Ahrefs có rất nhiều tính năng hữu ích, phục vụ cho hoạt động SEO, giúp mang lại hiệu quả tốt. Cùng khám phá 11 tính năng hấp dẫn của công cụ này nhé.

Ahrefs Rank

Tính năng này cho biết về thứ tự, xếp hạng của website đứng thứ bao nhiêu trong dữ liệu mà Ahrefs thu thập được. Cơ sở để đánh giá dựa trên số lượng, chất lượng của backlink trỏ về website của bạn. Ahrefs Rank sắp xếp thứ tự từ thấp đến cao, do đó chỉ cần dựa vào chỉ số Ahrefs Rank là bạn có thể biết được website của mình đang ở thứ hạng bao nhiêu và từ đó có chiến lược SEO phù hợp.

Ahref
hrefs cung cấp một bộ công cụ đầy đủ để nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh,…

URL Rating

Tính năng này thể hiện các chỉ số đo lường uy tín của một URL mục tiêu với thang điểm là từ 1 – 100. Cơ sở để xác định đó là sự vào sự uy tín, chất lượng cũng như số lượng backlink trỏ về.

Domain Rating

Ahrefs cho thấy sức mạnh tổng thể của một tên miền với thang điểm từ 1 – 100 và nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố như là backlink, offpage.

Backlinks

Đây là tính năng liên kết từ một website nào đó trỏ về website của bạn. Theo đó Ahrefs sẽ hiển thị tổng số backlink trỏ đến website hoặc là URL mục tiêu. Một điều bạn cần lưu ý đó là backlink trong Ahrefs sẽ thể hiện về số lượng trỏ về chứ không phải là số lượng của page trỏ về.

Cung cấp so sánh cụ thể của chỉ số UR vs DR

Tính năng tiếp theo của Ahrefs đó chính là cung cấp và đối chiếu các chỉ số như URL Rating và DR và Domain Rating. Từ đó, bạn có thể gắn backlink nên đặt ở những trang có chỉ số UR cao vì những liên kết này có độ uy tín cao, mang lại nhiều giá trị cho website của bạn.

Tính năng Referring domains

Ngoài những tính năng nổi bật kể trên, Ahrefs còn có những tính năng hỗ trợ đi kèm, mang lại khá nhiều lợi ích như là:

Ahrefs có tính năng Organic keywords, điều này có nghĩa là số lượng từ khóa của một website có mặt trong top 100 kết quả tìm kiếm trên công cụ Google.

Tính năng Organic traffic thể hiện về việc lưu lượng người truy cập không phải trả tiền từ Google search. Lưu ý rằng số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và nó không chính xác 100%.

Top content – một tính năng khá nổi bật của Ahrefs và nó giúp thống kê các bài viết trên trang với lượng tương tác từ Google lớn nhất.

Tính năng Keyword Difficulty – đây có nghĩa là độ khó của từ khóa và tính năng này sẽ cho biết độ khó đó có thể xếp hạng được ở trang 1 trên Google hay không. Thông thường thì Keyword Difficulty sẽ được xếp hạng thang điểm từ 1 – 100.

Tính năng cuối cùng của Ahrefs đó chính là Top Pages – tính năng giúp hiển thị traffic, value, keywords của tất cả các URL trong một domain theo thứ tự giảm dần. Tại Top page thì Ahrefs có thể sẽ giúp bạn kiểm tra, tối ưu bài viết trong trang.

Các bước sử dụng Ahrefs cho người mới bắt đầu

Khi bắt đầu sử dụng Ahrefs, các bạn sẽ cần phải thực hiện nghiên cứu từ khóa để phục vụ cho SEO. Tuy nhiên thì nhiều người lại biết đến Ahrefs chủ yếu là vì khả năng phân tích backlink.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng Ahrefs hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé.

Bước 1: Phân tích URL đối thủ cạnh tranh trong Site Explorer

Sau khi bạn đã lựa chọn được đối thủ cho mình thì hãy vào trong phần Explore Site Explorer, nhập URL của đối thủ, click để chuyển sang bước thứ 2.

Bước 2: Tìm Organic Keyword

Tiếp đến, các bạn sẽ cần phải chọn vào “Organic Keywords” ở ngay phía bên dưới mục “Organic search”. Đây sẽ là nơi mà các từ khóa của bạn xuất hiện và nó cung cấp cho bạn những ý tưởng hữu ích trong quá trình nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên thì để nâng cấp cho hoạt động này lên tầm cao mới, các bạn sẽ cần chắt lọc ra các ý tưởng, sử dụng filter.

Ahref
hrefs giúp bạn tìm ra những từ khóa có tiềm năng, độ khó và lượng tìm kiếm chính xác

Bước 3: Sử dụng Filters

Đây có thể hiểu là việc sử dụng các bộ lọc, là nơi mà có phép màu xảy ra. Tuy nhiên trước khi bắt đầu thực hiện bước này thì sẽ cần phải thiết lập một điều là trang web của bạn có thực sự có khả năng xếp hạng hay không? Tức là bạn có đang nắm vững được thẩm quyền của trang web?

Ngoài ra, có 2 điều mà bạn cần lưu ý khi sử dụng Filters đó là:

  • Trong một số trường hợp nhất định, đối thủ của bạn không nhắm vào mục tiêu cụ thể vào các cụm từ khóa mà có thể hiển thị các keywords dài.
  • Một số keywords phụ có xếp hạng từ thứ 2, thứ 3 chỉ liên quan đến các từ khóa chính của đối thủ và điều này giúp cho bạn có cơ hội khai thác hiệu quả hơn với các từ khóa đuôi dài.

Bước 4: Theo dõi, cập nhật từ khoá mới của đối thủ

Điều đầu tiên cần làm trong bước này đó chính là bạn hãy click vào mục “New” ở phía dưới của “Organic keywords” để có thể theo dõi từ khóa mới của đối thủ. Bạn có thể tự hỏi tại sao nên quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của bạn và lý do đầu tiên khiến bạn nên quan tâm đến điều đó là vị không muốn họ lấy quá nhiều động lực.

Khi trang web của bạn đã hoạt động được thời gian dài thì chúng sẽ thu được nhiều tín hiệu xã hội, liên kết ngược với tín hiệu của người dùng hơn. Toàn bộ những tín hiệu này không chỉ giúp xếp hạng đối thủ mà còn củng cố thứ hạng của họ.

Theo đó, bạn sẽ cần theo dõi các từ khóa mới mà họ đang nhắm mục tiêu, sau đó nỗ lực, tập trung để cạnh tranh với những từ khóa đó. Điều này có nghĩa là bạn cần phải tạo nên một trang web có giá trị hơn.

Bước 5: Xem trang web tốt nhất của đối thủ

Để có thể tìm được trang web tốt nhất của đối thủ thì bạn sẽ cần phải truy cập vào Organic search, click chọn vào Top pages. Đây được xem là một phần được yêu thích nhất trong Ahrefs bởi bạn sẽ có được các topics đã được xác nhận từ đối thủ cạnh tranh.

Thêm vào đó thì backlinks và các social signals cũng sẽ giúp bạn có thể xác định được giá trị của các topics đó. Điều này khẳng định đối thủ của bạn đã chọn được content hấp dẫn cho chủ đề đó.

Cuối cùng thì bảng xếp hạng từ khóa mạnh của đối thủ cũng sẽ xuất hiện và đây là cách xác thực của Google rằng đối thủ của bạn đang đi đúng hướng. Khám phá được phần này sẽ giúp cung cấp cho bạn khả năng sáng tạo nội dung, các pages mà ngành bạn đang quan tâm.

Bước 6: Tìm đối thủ cạnh tranh trong ngành

Nếu như bạn muốn tìm các đối thủ cạnh tranh khác thì hãy chọn vào ô “Competing domains” ở phía dưới ô “Organic search”. Bạn cần lưu ý rằng cần thực hiện quy trình trên để trích xuất được nhiều từ khóa của đối thủ hơn.

Bước 7: Sử dụng công cụ Content Gap Tool

Đến bước thứ 7, bạn sẽ nhấp chuột vào phần “Content gap” ngay phía dưới “Organic search”. Ahrefs được xem là một công cụ tuyệt vời vì nó sẽ hiển thị ra những từ khóa mà bạn không được xếp hạng nhưng đối thủ cạnh tranh lại được xếp hạng. Toàn bộ những gì bạn cần làm đó là đặt URL của đối thủ cạnh tranh vào “Show keywords thay any of the below targets rank for”. Theo đó, bạn có thể thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.

Bước 8: Cuối cùng, bạn sẽ cần tận dụng Keywords Explorer

Để có thể truy cập vào công cụ này, các bạn cần nhấp vào từ khóa là “Keywords explorer” trong điều hướng. Sau khi đã phân tích hoàn tất thì Ahrefs sẽ đưa bạn đến các loại dữ liệu về cho từ khóa này. Ahrefs có thể đảm bảo đủ điều kiện từ khóa tiềm năng của bạn. Để đạt được mục tiêu này thì các bạn cần đi xuống phần “Keywords ideas” của Wikipedia, phần này sẽ hiển thị toàn bộ các loại từ khóa liên quan đến Seed keyword.

Và để có thể tận dụng được những ý tưởng từ từ khóa này thì sẽ phụ thuộc phần lớn vào thẩm quyền của trang web.

Ví dụ như là rất khó để xếp hạng cho một từ khóa có đầu rộng như thể dục thể hình, trừ khi bạn có một trang web ở mức siêu hạng. Hầu hết các trang web trực tuyến hiện nay sẽ không có khả năng xếp hạng cho một từ khóa như vậy. Đây chính là lý do mà mà rất tốt để nhắm mục tiêu từ khóa đuôi dài hơn như những từ khóa mà Ahrefs đang cung cấp.

Lời kết

Trên đây là 8 bước hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách sử dụng Ahrefs dành cho các SEOer, giúp các bạn có thể phân tích và tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động SEO, giúp website mạnh hơn, đạt được mục tiêu mong muốn. HPdigi hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ thực sự hữu ích cho bạn đọc và giúp bạn hiểu được Ahrefs là gì.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *