Để giúp trang web đạt được đỉnh cao tìm kiếm trên Google, một trong những chìa khóa giải được vấn đề này đó chính là Audit Website. Vậy đây là một phương pháp tối ưu web như thế nào? Hãy cùng HP DIGI nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong bài viết bên dưới nhé.
Giải nghĩa Audit Website là gì?
Trong lĩnh vực SEO, Audit Website có lẽ là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực này. Đây là khái niệm dùng để chỉ quá trình phân tích, kiểm tra, rà soát tình trạng của một website. Từ đây đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể nhất về website ấy. Có thể nói rằng việc tối ưu website là một việc làm cần thiết của tất cả những người làm SEO trong quá trình thực hiện bất kỳ dự án nào.
Sau khi đã trải qua quá trình phân tích, đánh giá, những chuyên gia làm trong lĩnh vực SEO sẽ chuẩn bị các công đoạn để tối ưu hoạt động trên kênh digital SEO. Người ta thường ví quy trình tối ưu website giống như quy trình “khám bệnh” cho website. Để xác định được website đó có “ốm” hay không cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như hình ảnh, nội dung, offpage, onpage,… Dựa vào những yếu tố này của website để đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp nhất.
Đối với những trang web lớn, quá trình tối ưu cần phải thực hiện một cách liên tục nhằm không gián đoạn tới quá trình phát triển của toàn bộ website. Còn đối với những trang web nhỏ, công việc audit không cần phải thực hiện quá thường xuyên. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo lưu ý tới các yếu tố tiêu chuẩn thông thường.
Audit Website có tầm quan trọng như thế nào?
Trên thực tế, công việc Audit Website đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích khác nhau liên quan tới quảng bá, truyền thông, marketing,… Cụ thể tầm quan trọng của việc tối ưu được liệt kê cụ thể hơn dưới đây:
Đối với doanh nghiệp
Việc tối ưu website hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá được các kết quả thực tế của nhóm Digital Marketing. Những kết quả làm việc thực tế được thể hiện cụ thể trên bản báo cáo được so sánh với KPI và đã được thống nhất với nội bộ.
Bên cạnh đó, thông qua việc tối ưu hóa website, các doanh nghiệp cũng có thể theo dõi được tỷ lệ chuyển đổi cụ thể của khách hàng như số lượt click, số lượt thoát trang,… từ mỗi chiến dịch. Dựa trên những căn cứ này, doanh nghiệp có thể tự xây dựng kế hoạch marketing cho những dự án của tương lai.
Ngoài ra, phương pháp này còn cập nhật được những chi phí thực từ các hoạt động marketing để từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng KPI, giúp team làm việc hiệu quả hơn.
Gia tăng sự tối ưu trong trải nghiệm với người dùng
Lợi ích tiếp theo của phương pháp này đó chính là hỗ trợ người dùng có được trải nghiệm tốt nhất. Audit hỗ trợ đưa ra những đánh giá, cải thiện giúp điều hướng trang web, hỗ trợ có thể sử dụng trang web trên mọi thiết bị.
Một ví dụ, phương pháp này giúp tối ưu hóa giao diện cho tất cả thiết bị di động, có thể hỗ trợ menu điều hướng và đảm bảo mọi trang đều có thể dễ dàng truy cập. Công cụ audit đánh giá chất lượng và đảm bảo cung cấp những giá trị tốt nhất cho người sử dụng. Đây cũng là yếu tố giúp họ ở lại lâu hơn trên trang, giảm tỷ lệ thoát khỏi website.
Nâng cao tính bảo mật của Web
Lợi ích tiếp theo mà phương pháp audit đem lại trong quá trình xây dựng website đó chính là giúp gia tăng tính bảo mật của web. Audit sẽ phát hiện và khắc phục các lỗ hổng liên quan tới bảo mật, giúp bảo vệ các trang web khỏi những cuộc tấn công của các thành phần truy cập độc hại. Phương pháp Audit hỗ trợ cập nhật phần mềm, các thành phần plugin cùng các thiết lập bảo mật khác nhằm đảm bảo hệ thống dữ liệu an toàn nhất cho người sử dụng.
Tối ưu hiệu suất của Website
Lợi ích của phương pháp Audit đó là hỗ trợ xác định, sửa chữa các lỗi kỹ thuật liên quan tới website như lỗi 404, lỗi máy chủ cùng các vấn đề liên quan tới mã nguồn. Ngoài ra, phương pháp này cũng hỗ trợ đánh giá và tối ưu hóa các mã lệnh HTML, CSS, JavaScript,… nhằm cải thiện tối ưu hiệu suất của trang web.
Thời điểm vàng để Audit Website
Phương pháp Audit Website thường sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng một trang web. Tuy nhiên nếu không được tiến hành đúng thời điểm, phương pháp Audit có thể gây ra tác dụng xấu tới trang web.
Theo một vài nghiên cứu, có 3 thời điểm “vàng” để audit một website, cụ thể là những thời điểm như sau:
- Giai đoạn đầu chiến dịch SEO: Trong giai đoạn đầu của các chiến dịch SEO, nếu sử dụng phương pháp Audit có thể giúp các hạng mục, nội dung công việc dễ dàng đi vào quỹ đạo hơn sau này.
- Đầu tháng (đầu quý): Thời điểm đầu tháng hoặc đầu quý là thời điểm rất tốt để tiến hành Audit Website. Bởi đây là thời điểm giúp bạn nắm rõ hiệu suất của công việc nhất theo từng quý. Trong trường hợp phát hiện ra những khác biệt lớn, bạn có thể kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp.
- Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường: Thời điểm khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trang web: Lượng truy cập sụt giảm, tỷ lệ thoát trang cao,… bạn cần thực hiện ngay phương pháp Audit để có thể xử lý vấn đề ngay lập tức.
Các bước Audit Website chuẩn chỉnh nhất
Phương pháp Audit Website là phương pháp rất nhiều doanh nghiệp sử dụng để tối ưu hóa trang web của mình. Về cơ bản, các bước Audit Website thường bao gồm những bước cơ bản như sau:
Đánh giá hiệu suất
Bước đầu tiên trong quy trình Audit đó chính là đánh giá hiệu suất của web. Nếu web sở hữu lượng truy cập càng cao, điều này chứng tỏ tỷ lệ khách hàng tiềm năng tìm tới website rất đông đảo. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra, đánh giá lại tình hình hoạt động của website. Bên cạnh đó cũng cần tập trung quan tâm để điều hướng người dùng.
Tại phần đánh giá hiệu suất của website, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể như sau:
- Thông tin được bố trí rõ ràng, khoa học
- Bố cục thiết kế trang đơn giản, không rải rác quá nhiều quảng cáo
- Tối ưu tốc độ tải trang ở cấp độ tốt nhất
- Các đường dẫn chuyển đổi, thông tin trên web cần đảm bảo dễ sử dụng, bắt mắt.
Đánh giá kỹ thuật
Trong bước này, bạn cần quan tâm tới việc đánh giá các thông báo lỗi, đường link URL,… Một số thống kê cho thấy rằng lượng người sử dụng Internet bằng điện thoại cao vượt hơn hẳn so với máy tính. Chính vì vậy, hãy đảm bảo giao diện trang web của bạn thân thiện trên mọi nền tảng thiết bị, đặc biệt là trên điện thoại.
Bước đánh giá kỹ thuật cũng bao gồm việc sử dụng các công cụ để xóa những đường liên kết bị lỗi, các URL quá dài,…. Đây đều là những yếu tố dẫn tới tỷ lệ click và thoát trang thấp.
Cải thiện sự chuyển đổi
Mặc dù website của bạn sở hữu Content hay, lưu lượng truy cập từ người dùng tốt nhưng nếu có tỷ lệ chuyển đổi thấp, những công đoạn đã thực hiện ở bên trên sẽ coi như là vô ích. Bởi vậy, chúng ta cần phải cải thiện mức độ chuyển đổi thông qua các công cụ trợ giúp kỹ thuật. Hãy cùng khám phá một cách chi tiết hơn ở phần sau nhé.
Những công cụ tối ưu để Audit Website
Công việc Audit Website ngày càng trở nên đơn giản hơn trong bối cảnh công nghệ phát triển như hiện nay. Các công cụ hỗ trợ phương pháp Audit Website được ra đời ngày càng nhiều và đã hỗ trợ các doanh nghiệp thống kê, đánh giá tối ưu trang web mình. Dưới đây là một số công cụ tối ưu nhất được bài viết tổng hợp:
WooRank
Một trong những công cụ Audit Website được yêu thích nhất hiện nay không thể không nhắc tới công cụ WooRank. Đây là một công cụ vừa có thể kiểm tra mức độ chuẩn SEO, vừa có thể chấm điểm mức độ chuẩn SEO đó của website trên thang điểm 100.
Nhờ công cụ này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhận được các bản báo cáo, đánh giá, nhận xét một cách nhanh chóng nhất.
Raven Tool
Công cụ tiếp theo cũng được sử dụng phổ biến trong quá trình Audit Website đó chính là Raven Tool. Với công cụ này, doanh nghiệp có thể khảo sát website một cách kỹ càng, phân tích đối thủ, kiểm tra backlink và từ khóa chi tiết. Công cụ đã hỗ trợ các nhà quản trị web chủ động hơn trong lĩnh vực tối ưu SEO.
My Site Auditor
My Size Auditor cũng là một công cụ được nhà quản trị sử dụng đông đảo. Với công cụ này, quản trị web sẽ gắn trực tiếp vào website. Tất cả tình trạng, tin tức liên quan tới SEO sẽ được công cụ này gửi trực tiếp vào email của bạn để đánh giá trang web của mình một cách tốt hơn.
Sai lầm cần tránh trong quá trình Audit Website
Audit Website vốn là một quy trình tối ưu web vô cùng phức tạp và đòi hỏi cần chú trọng nhiều chi tiết, cách thức để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người quản trị web mắc phải những sai lầm cơ bản trong quy trình này, từ đó dẫn tới việc tối ưu gặp nhiều trở ngại. Dưới đây là những sai lầm các bạn nên tránh trong quá trình audit được bài viết tổng hợp, cùng theo dõi ngay:
Không xác định mục tiêu cụ thể
Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong quá trình Audit Website đó chính là thiếu mục tiêu cụ thể. Khi tối ưu web mà không sở hữu mục tiêu rõ ràng dễ dẫn tới kết quả đánh giá không toàn diện.
Một ví dụ, bạn không xác định được mục tiêu Audit là tối ưu SEO, gia tăng tốc độ tải trang hoặc tăng cường trải nghiệm cá nhân của người dùng,.. dẫn tới việc trong quá trình tối ưu có thể bỏ sót những yếu tố quan trọng.
Không dùng công cụ trợ giúp
Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong khi Audit Website đó chính là không sử dụng các công cụ hỗ trợ, hoặc sử dụng những loại công cụ không phù hợp. Điều này có thể dẫn tới việc thu thập các thông tin, dữ liệu không chính xác.
Các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Ahrefs, SEMrush,… đều là những công cụ giúp gia tăng hiệu suất cho quá trình Audit và rút ngắn thời gian tối ưu. Bởi vậy nếu không sử dụng chúng, quá trình Audit sẽ gặp nhiều trở ngại và khó có thể thực hiện nhanh chóng.
Coi nhẹ tính bảo mật Website
Sai lầm tiếp theo của rất nhiều doanh nghiệp mắc phải trong quá trình Audit Website đó chính là bỏ qua các yếu tố bảo mật.
Như chúng ta đã biết, an ninh website là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng và thể hiện mức độ uy tín của trang web. Trong quá trình tối ưu, người quản trị có thể bỏ qua một số yếu tố như lỗ hổng bảo mật, không sử dụng SSL và không cập nhật các phần mềm và plugin,… Những sơ sót này có thể khiến cho website của bạn gia tăng nguy cơ bị tấn công mạng.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đây của HP Digi đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp Audit Website cũng như các bước Audit Website cụ thể nhằm hỗ trợ tối ưu trang web của cả cá nhân và doanh nghiệp. Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã giúp ích cho quý vị độc giả trong công cuộc tìm hiểu lĩnh vực SEO, Marketing.