Đối với những người sáng tạo nội dung, Content Curation là một kỹ thuật ai ai cũng nên nằm lòng để sáng tạo ra những nội dung thú vị và độc đáo nhất. Vậy Content Curation là gì và phương pháp này đem lại giá trị như thế nào? Hãy cùng HP DIGI tìm hiểu tất cả trong bài viết bên dưới nhé. 

Content Curation là gì
Content curation là một cách hiệu quả để xây dựng một thư viện nội dung phong phú và đa dạng

Giải nghĩa Content Curation là gì?

Quá trình sáng tạo content về cơ bản là tạo ra dựa trên những thứ có sẵn. Khi viết về một nội dung cụ thể nào đó, những nội dung thường không phải tạo mới ra hoàn toàn. Bởi vậy, khi đã xuất hiện hàng ngàn nội dung trên các web trước đó, chúng ta phải làm thế nào để tạo ra một bài viết có dấu ấn và nổi bật giữa đám đông? 

Đặt trên thị trường marketing hiện nay, điều này chính là một thách thức. Tuy nhiên, vẫn có một phương pháp để có thể đạt được nó, phương pháp này mang tên Content Curation. Vậy Content Curation là gì?

Thuật ngữ Content Curation là sự kết hợp của “Content” (Nội dung) và “Curation” (Biên tập, quản lý). Nói một cách đơn giản hơn, thuật ngữ này dùng để chỉ hành động “xào” bài viết với mục đích tốt hơn. Thay vì việc “xào nấu” bài viết một cách tự động (spin), người sáng tạo sẽ tổng hợp lại các content có sẵn và viết, sắp xếp lại một cách có ích, hợp lý hơn. 

Một số doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp này để tiết kiệm chi phí thuê những người viết bài chuyên nghiệp, đem lại những lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Phương pháp này nếu biết cách thực hiện sẽ đem lại sự hiệu quả cho công việc quản lý nhiều blog và trang web. Tuy nhiên, nếu không biết cách thực hiện hay thực hiện không đúng cách thì trang web có thể không còn giữ được giá trị vốn có ban đầu. 

Những lợi ích của Content Curation là gì?

Phương pháp “xào nấu” content này đem lại rất nhiều giá trị và lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Gia tăng tỷ lệ hiển thị, tương tác với bài viết

Một trong những phương pháp giúp tiếp cận được mạng lưới khách hàng vững mạnh, trung thành đó chính là gia tăng tỷ lệ tiếp cận bài viết. Cách thức giúp đạt được mục tiêu này đó chính là sáng tạo, chia sẻ những nội dung phù hợp với thị hiếu của khách hàng. 

Sử dụng Content Curation là một cơ hội tạo ra sự tương tác với khách hàng. Cho phép khách hàng có thể tham gia chia sẻ, bình luận và thảo luận về các nội dung mà bạn đã chọn lọc. Yếu tố này giúp tạo ra một cộng đồng trung thành với doanh nghiệp, tạo sự tương tác cao. 

Tiết kiệm thời gian

Lợi ích tiếp theo mà phương pháp này mang lại cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm thời gian và công sức trong việc sáng tạo nội dung. 

Về cơ bản, đây là một phương pháp “xào” nội dung có sẵn. Việc này sẽ giúp giảm bớt áp lực khi sáng tạo nội dung mới, giúp các Content Creator tiết kiệm tối ưu thời gian và công sức. Những nhà sáng tạo nội dung có thể tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn trên mạng Internet để tạo ra tính đa dạng hóa cho bài viết của mình. 

Content Curation là gì
Thay vì phải tạo ra tất cả nội dung, bạn có thể tận dụng những nguồn tài liệu sẵn có

Định hướng nội dung

Thông qua quá trình chọn lọc và biên tập nội dung, người sáng tạo có thể nhận ra các xu hướng mới trong ngành mình, đồng thời nắm bắt được sự thay đổi của thị hiếu khán giả theo thời gian. Điều này hỗ trợ các nhà sáng tạo luôn chủ động tiếp cận các chiến lược phù hợp với sở thích, nhu cầu của khán giả. 

Ngoài ra, đây cũng là một phương pháp cung cấp cho doanh nghiệp những cơ hội để theo dõi, phân tích nội dung của các đối thủ khác. Trong quá trình thu thập thông tin, bạn sẽ chắt lọc được những thông tin hữu ích, có giá trị, đồng thời phát hiện ra những điểm yếu của chiến lược đối thủ để tìm cách cải thiện, sáng tạo ra nội dung vượt trội. 

Duy trì tần suất đăng nội dung ổn định

Không một ai có thể đảm bảo khi sáng tạo nội dung không xảy ra tình trạng bí ý tưởng. Nếu không đảm bảo tần suất Content xuất bản đều đặn, trang web của doanh nghiệp có thể bị hao hụt tương tác, đồng thời không tạo ra dấu ấn đặc biệt trong mắt khách hàng.

Khi sử dụng phương pháp Content Curation, bạn sẽ đảm bảo được quy trình đăng bài đều đặn và liên tục, giảm thiểu tình trạng cạn kiệt ý tưởng trong thời gian sáng tạo nội dung mới.  

Cải thiện SEO

SEO (hay còn gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo nội dung trên web. SEO có khả năng tăng cường lượng truy cập tự nhiên để có thể thu hút những đối tượng khách hàng tự nhiên. 

Trong quá trình sáng tạo nội dung bằng phương pháp Content Curation, các nội dung sẽ được cập nhật từ nhiều nguồn thông tin đa dạng và chất lượng. Điều này giúp cải thiện thứ hạng của bài viết trên các thanh công cụ tìm kiếm, đồng thời thu hút lượng khán giả đông đảo truy cập vào trang web của mình. 

Các phương pháp tạo ra Content Curation là gì?

Để có thể tạo ra nội dung chất lượng, bên cạnh yếu tố tư duy, chúng ta cũng nên sử dụng các công cụ hỗ trợ khác nhau. Một số công cụ mà bạn nên sử dụng trong quá trình tạo ra Content Curation là gì? Khám phá ngay dưới đây:

BuzzSumo

Công cụ BuzzSumo là một công cụ tìm kiếm khá phổ biến, hỗ trợ người sáng tạo nhìn được tổng quát những nội dung sở hữu lượt tương tác cao nhất. Yếu tố này góp phần đảm bảo giá trị lâu dài cho nội dung của bạn. 

Bên cạnh đó, công cụ này cũng có thể xác định những đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới ngành nghề, lĩnh vực của bạn. Thông qua đó, bạn có thể xem xét những nội dung mới nhất của họ để đánh giá xem nội dung này có phù hợp với đối tượng độc giả mà bạn hướng tới hay không. 

Pocket

Công cụ thứ hai trong danh sách này là Pocket. Đối với loại công cụ này, bạn có thể lưu lại những bài viết, video, hình ảnh,… có ích cho nội dung của bạn. Công cụ này cũng hỗ trợ bạn có thể chia sẻ nội dung tới mọi người. Bạn có thể tạo ra danh sách tài liệu để nhiều người truy cập dễ dàng hơn. 

TalkWalker 

TalkWalker là một công cụ hỗ trợ người sáng tạo nội dung có thể tìm kiếm các tài liệu liên quan tới nội dung của mình. Bên cạnh đó, công cụ này còn cung cấp thêm một số tính năng bao gồm kết quả trên các nền tảng mạng xã hội, thay vì Google chỉ cung cấp mỗi kết quả trên web. 

Content Curation là gì
Có đa dạng phương pháp tạo ra Content Curation

Bí quyết tạo Content Curation có giá trị

Để có thể tạo ra COntent Curation có giá trị, mọi người có thể tham khảo theo những bước cụ thể hơn dưới đây:

Bước 1: Xác định Topic

Bước đầu tiên để có thể xây dựng Content Curation hoàn hảo đó chính là xác định chủ đề cùng mục tiêu chính của thương hiệu bạn. Bạn nên cụ thể hóa việc lựa chọn mục tiêu để định hướng nội dung đúng đắn., liên quan trực tiếp tới thương hiệu để xây dựng phù hợp. 

Bước 2: Tìm kiếm nguồn

Nguồn thông tin tham khảo nên là những thông tin chính thống, liên quan tới chủ đề mà bạn đang tìm hiểu. Bên cạnh đó, những nguồn tin này cần phải có sự đáng tin cậy, không phải “fake news” để đảm bảo tính khách quan, sự thật cho bài viết. 

Bước 3: Thêm giá trị cho các nội dung

Trong những nội dung mà bạn sáng tạo, hãy thêm những kết quả hoặc ý kiến riêng, quan điểm của mình vào phần nội dung để bài viết có tính chiều sâu hơn. Bởi vậy, khi tìm kiếm các nội dung mới sẽ bổ sung và chứng minh thêm quan điểm của bạn. 

Bước 4: Xuất bản và quảng bá

Bước cuối cùng trong quy trình tạo ra Content Curation đó chính là xuất bản và quảng bá. Tại bước này, bạn hãy chia sẻ nội dung bạn sáng tạo lên trang web hoặc blog, đảm bảo quảng bá nội dung trên những mạng xã hội tối ưu để gia tăng lượng tương tác với độc giả. 

Những sai lầm trong quá trình tạo Content Curation

Phương pháp Content Curation đem lại rất nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phương pháp, rất có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề sau. Bạn nên tham khảo những hạn chế này ngay dưới đây để tìm cách khắc phục:

Nội dung thiếu tính nhất quán

Một số người sáng tạo nội dung thường suy nghĩ rằng việc chia sẻ càng nhiều nội dung sẽ càng gia tăng lượng tương tác của khách hàng. Tuy nhiên thực tế chứng minh ngược lại, việc chia sẻ nhiều nội dung không liên quan, thiếu tính nhất quán có thể gây ra tình trạng loãng thương hiệu, gây mất tập trung và hao hụt tương tác với khán giả. 

Bạn nên lựa chọn nội dung phù hợp với các đối tượng khán giả cùng mục tiêu nội dung của bạn. Nên đặt những câu hỏi liên quan tới giá trị nội dung và khán giả trước khi chia sẻ. 

Content Curation là gì
Hạn chế những sai lầm cơ bản khi thực hiện Content Curation

Không kết hợp tối ưu hóa SEO

Như đã nói ở phần trước, việc tối ưu hóa SEO là vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo một nội dung trên web. Khi chỉ chia sẻ các nội dung mà không lưu ý tới yếu tố SEO, nội dung sẽ khó được tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm, dẫn tới tình trạng lượng truy cập bị thấp. 

Bởi vậy, hãy luôn tối ưu hóa phần thẻ tiêu đề, thẻ meta và từ khóa trong bài viết để cải thiện khả năng hiển thị của nó trên các thanh công cụ tìm kiếm. 

Không tương tác với người đọc 

Khán giả là những nhân tố quan trọng nhất khi bạn sáng tạo nội dung. Nếu bạn chỉ tập trung vào việc tạo ra nội dung mà không tương tác với khán giả, khán giả có thể cảm thấy bị nhàm chán và ít có động lực tương tác cùng nội dung. 

Vì vậy hãy luôn phản hồi các bình luận và gia tăng sự tương tác với khán giả. Chìa khóa đưa ra là nên khuyến khích họ chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung. 

Nội dung thiếu độc đáo, sáng tạo

Nội dung là điều quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp Content Curation. Nếu bạn chỉ đơn thuần chia sẻ nội dung mà không đem theo bất cứ giá trị nội dung nào, nội dung của bạn sẽ bị nhàm chán, về lâu dài không thu hút được sự chú ý của khán giả. 

Trong quá trình sáng tạo, bạn hãy nêu thêm ý kiến cá nhân, những phân tích cùng quan điểm của riêng bạn để nội dung có giá trị hơn. Điều này không chỉ khiến nội dung trở nên độc đáo hơn mà còn khiến độc giả có nhiều cơ hội tương tác hơn. 

Lời kết

Bài viết trên đây của HP DIGI đã giải nghĩa thuật ngữ Content Curation là gì và đưa ra những bí quyết giúp bạn sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Hãy theo dõi trang web của chúng tôi ngay hôm nay để không bỏ lỡ các tin tức quảng cáo, Marketing, SEO hot nhất nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *