Để mang lại vị trí top 1 Google không chỉ xây dựng nội dung chất lượng mà còn cần phải tối ưu trải người dùng trên trang. Trong đó, core web vitals là yếu tố bạn cần tối ưu để đảm bảo có được trải nghiệm trang tốt nhất. Bài viết của HPdigi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ core web vitals là gì cũng như cách để đo lường những yếu tố trong core web vitals.
Sơ lược core web vitals là gì
Các SEOer chắc chắn không thể bỏ qua việc tối ưu core web vitals trên website. Vậy core web vitals chính xác là gì?
core web vitals hay những chỉ số cốt lõi trên trang web là tập hợp các chỉ số quan trọng được Google sử dụng để đo lường và đánh giá trải nghiệm người dùng. core web vitals tập trung vào 3 khía cạnh chính của trải nghiệm người dùng bao gồm:
- Largest Contentful Paint (LCP): Thời gian tải nội dung chính của trang web.
- First Input Delay (FID): Độ trễ thời gian người dùng tương tác lần đầu tiên với trang web.
- Cumulative Layout Shift (CLS): Đo độ ổn định của trang web bằng cách theo dõi mức độ thay đổi bố cục trang web sau khi tải trang.
Các chỉ số trên đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến thứ hạng của trang web.
Google đã xác nhận rằng Core Web Vitals sẽ là một yếu tố xếp hạng trong thuật toán tìm kiếm của họ bắt đầu từ tháng 6/2021. Điều này có nghĩa là nếu trang web của bạn có điểm Core Web Vitals tốt sẽ có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Phân tích 3 chỉ số chính của core web vitals
Bộ 3 tiêu chí quan trọng tạo nên core web vitals đó chính là LCP, FID và CLS. Để khám phá chỉ tiết đặc điểm của những chỉ số này là gì, mời bạn theo dõi phân tích cụ thể sau đây:
LCP – Largest Contentful Paint
LCP là viết tắt của cụm từ Largest Contentful Paint nghĩa là thời gian cần thiết để tải và hiển thị phần nội dung chính có thể nhìn thấy được trên màn hình. Nội dung này bao gồm các hình ảnh lớn, khối văn bản hoặc video.
Ví dụ:
- Chỉ số LCP tốt: Khi truy cập trang web bất kỳ, bạn chỉ mất khoảng 2,5 giây để nhìn thấy toàn bộ nội dung chính, bao gồm hình ảnh, tiêu đề và đoạn văn đầu tiên.
- Chỉ số LCP chưa tốt: Trang web mất hơn 5 giây để tải xong nội dung chính, khiến người dùng phải chờ đợi lâu và có thể dẫn đến việc thoát khỏi trang.
FID – First Input Delay
FID là chỉ số thời gian trễ khi người dùng lần đầu tiên tương tác với trang web như nhấp chuột vào liên kết hoặc cuộn trang.
chỉ số FID lý tưởng là dưới 100 ms để mang lại trải nghiệm nhanh chóng và thoải mái nhất cho người dùng trên trang.
Ví dụ:
- Chỉ số FID tốt: Khi bạn nhấp vào liên kết, trang web phản hồi ngay lập tức và chuyển hướng đến trang mới.
- Chỉ số FDI chưa tốt: Sau khi nhấp chuột vào liên kết trong trang, bạn phải đợi 4-5 giây để trang web phản hồi và bắt đầu tải trang mới.
CLS – Cumulative Layout Shift
CLS là chỉ số đo mức độ ổn định qua việc thay đổi bố cục bất ngờ khi tải trang. Chỉ số này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng khi họ đang đọc nội dung hoặc thực hiện thao tác trên trang.
Chỉ số CLS phải nhỏ hơn 0,1 để đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
Ví dụ:
- Chỉ số CLS tốt: Bố cục trang web ổn định, không xảy ra hiện tượng đảo lộn vị trí sau khi tải trang.
- Chỉ số CLS chưa tốt: Khi bạn đang đọc bài viết, các hình ảnh quảng cáo xuất hiện khiến đoạn văn bản bất ngờ thay đổi vị trí, khiến bạn phải di chuyển chuột hoặc mắt để theo dõi nội dung.
Tối ưu hoá core web vitals mang lại những lợi ích gì
Có thể thấy core web vitals quyết định lớn đến trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn. Vậy ưu điểm khi bạn thực hiện tối ưu tốt những chỉ số này là gì? Cùng HPdigi khám phá chi tiết sau đây:
Cải thiện trải nghiệm người dùng UX
Kết hợp tối ưu 3 yếu tố của core web vitals sẽ tạo nên những trải nghiệm toàn diện nhất cho người dùng bao gồm:
Bố cục ổn định: Tối ưu chỉ số CLS thấp dưới 0,1 sẽ đảm bảo trang web của bạn được tối ưu và ổn định trong khi hoạt động. Nếu khách hàng đang theo dõi thông tin về sản phẩm dịch vụ mà họ muốn mua mà trang web liên tục thay đổi và hiện thêm các nội dung khác thì sẽ gây khó chịu thậm chí gây thoát trang ngay lập tức.
Không mất thời gian chờ đợi khi tải trang: Khi website được tải nhanh chóng và không cần chờ đợi thì khách hàng sẽ hài lòng hơn và có thể quay lại trang vào lấn kế tiếp.
Đảm bảo thao tác mượt mà: Chỉ số FID sẽ giúp phản hồi các thao tác được mượt mà hơn
Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Một trong những ưu điểm dễ nhận thấy nhất của việc tối ưu các chỉ số core web vitals chính là tăng tỷ lệ chuyển đổi chung. Người dùng ngày càng trở nên khó tính khi truy cập internet.
Nếu một trang web tải chậm hoặc không ổn định, họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm kiếm những lựa chọn khác. Chính vì vậy mà việc nâng cao tốc độ tải trang, độ trễ sẽ quyết định đến hành vi mua hàng của người dùng.
Nâng cao thứ hạng SEO trên SERPs
Google đã thông báo rằng Core Web Vitals sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng của họ. Điều này có nghĩa là các trang web có trải nghiệm người dùng tốt hơn sẽ có cơ hội cao hơn để xếp hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm.
Nâng cao thứ hạng SEO không chỉ giúp website của bạn xuất hiện ở vị trí tốt hơn mà còn tăng lưu lượng truy cập tự nhiên.
Tối ưu chi phí dự án
Khi một trang web được thiết kế và phát triển với trải nghiệm người dùng tốt sẽ giảm thiểu các vấn đề kỹ thuật và sự cố. Điều này có nghĩa là bạn sẽ tốn ít thời gian và chi phí hơn để bảo trì và cập nhật trang web.
Bên cạnh đó, một trang web nhanh và mượt mà sẽ tiết kiệm băng thông và tài nguyên máy chủ, giảm chi phí vận hành hàng tháng.
Tăng khả năng cạnh tranh
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc tối ưu hóa Core Web Vitals có thể giúp website của bạn vượt lên trên các đối thủ. Một trang web nhanh, mượt mà và dễ sử dụng sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng, khiến họ lựa chọn bạn thay vì các đối thủ có trải nghiệm người dùng kém hơn.
Khi liên tục cải thiện Core Web Vitals cũng cho thấy bạn luôn chú trọng đến chất lượng và sẵn sàng đầu tư vào trải nghiệm khách hàng, từ đó tăng khả năng giữ chân khách hàng ở lại trang lâu hơn.
Công cụ đo lường các chỉ số của core web vitals
Bạn có thể tham khảo những công cụ hữu ích dưới đây để kiểu tra và cải tiến nhanh chóng những chỉ số quan trọng của core web vitals.
Google Search Console
- Search Console là công cụ miễn phí của Google cung cấp nhiều thông tin về hiệu suất trang web, bao gồm cả Core Web Vitals.
- Hiển thị số lượng trang web có vấn đề về Core Web Vitals và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề.
- Cho phép bạn theo dõi tiến trình cải thiện Core Web Vitals theo thời gian.
PageSpeed Insights
- Công cụ miễn phí của Google cung cấp báo cáo chi tiết về hiệu suất trang web trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn.
- Đánh giá các chỉ số Core Web Vitals như LCP, FID và CLS, đồng thời đưa ra các đề xuất cải thiện cụ thể.
- Cho phép bạn mô phỏng trải nghiệm người dùng từ các vị trí địa lý khác nhau.
Lighthouse
- Công cụ mã nguồn mở tích hợp sẵn trong trình duyệt Chrome DevTools.
- Cung cấp các báo cáo tương tự như PageSpeed Insights, bao gồm đánh giá Core Web Vitals và các khía cạnh khác về hiệu suất trang web.
- Cho phép bạn kiểm tra hiệu suất trang web trực tiếp trên thiết bị thực
Web Vitals Extension
- Tiện ích mở rộng miễn phí cho Chrome hiển thị các chỉ số Core Web Vitals theo thời gian thực khi bạn truy cập các trang web khác nhau.
- Giúp bạn dễ dàng xác định các trang web có hiệu suất tốt và cần cải thiện.
Lời kết
Việc tối ưu tốt các chỉ số chính của core web vitals sẽ giúp trang web của bạn tăng trưởng nhanh như chớp trên các công cụ xếp. Đừng quên theo dõi các chỉ số thường xuyên và điều chỉnh hợp lý để khai thác hiệu quả những chỉ số quan trọng này.
Nếu bạn muốn khám phá khám phá thêm những kinh nghiệm hữu ích để nâng cao vị trí trang web thì đừng quên ghé thăm chuyên trang HPdigi.vn. Mọi bài biết đều được cung cấp đầy đủ bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.