CTR là chỉ số vô cùng quan trọng đối với những người làm quảng cáo và Marketing. Vậy bạn hiểu cụ thể về CTR là gì? Có cách nào để tối ưu được tỷ lệ nhấp chuột CTR hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây, đừng bỏ lỡ nhé.

CTR là gì
CTR cao chứng tỏ nội dung của bạn đang được người dùng đón nhận

Tìm hiểu chung về CTR

Bạn hiểu về CTR là gì? CTR quan trọng như thế nào trong hoạt động của một website? Làm thế nào để giúp tăng vọt chỉ số nhấp chuột trang web. Hãy cùng HPdigi tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé.

Khái niệm CTR là gì?

CTR là viết tắt của cụm từ “Click through rate” – tỷ lệ nhấp chuột. Hiểu đơn giản thì CTR có nghĩa là những người thấy quảng cáo sẽ nhấp chuột vào quảng cáo khi xuất hiện. CTR là chỉ số được sử dụng để đánh giá về hiệu suất của các từ khóa, quảng cáo của bạn trên trên website nào đó. Và thông qua tỷ lệ CTR, bạn hoàn toàn có thể đo lường được sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

Một ví dụ để bạn hiểu hơn về tỷ lệ nhấp chuột CTR đó là nếu một banner quảng cáo được hiển thị 100 lần, sau đó mới chỉ có 1 người nhấp vào quảng cáo đó thì tỷ lệ CTR sẽ là 1%, nếu có 10 người thì tỷ lệ đó là 10%.

Để có thể tính được chỉ số CTR thì các bạn sẽ áp dụng theo công thức là số lần nhấp vào quảng cáo được chia theo số lần quảng cáo hiển thị:

CTR là gì

Thông thường thì đối với mỗi mẫu quảng cáo và các từ khóa đều có tỷ lệ CTR riêng của chúng. Các chỉ số CTR có cho thấy người dùng đang nhận thấy các quảng cáo của bạn có hữu ích và có liên quan đến nhu cầu của họ. Vậy cụ thể chỉ số CTR có vai trò như thế nào, cùng tìm hiểu ở phần sau của bài viết nhé.

Tầm quan trọng của CTR là gì trong chiến lược SEO

Hiện nay, chỉ số CTR đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó là thước đo số người nhấp vào quảng cáo của bạn và có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng.

Thực tế, cho dù Google Adwords hay các nền tảng Marketing tìm kiếm thì đều vẫn sẽ đưa ra mức giá ưu đãi cho các quảng cáo có mức độ liên quan cao, ví dụ như là khiến cho người tìm kiếm cảm thấy hài lòng. Điểm số chất lượng sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp Adwords.

Cụ thể đó là tỷ lệ nhấp chuột cao dẫn đến điểm chất lượng cao hơn. Và điểm số chất lượng sẽ cho phép bạn cải thiện, duy trì được các vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn. Nếu như quảng cáo của bạn được truy vấn cao thì sẽ đạt được tỷ lệ nhấp cao, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang hướng một lượng lớn người tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ của mình.

Ngoài ra, chỉ số CTR còn có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động SEO. Thông qua CTR, các Công ty SEO có thể đánh giá được xếp hạng của website có đảm bảo uy tín hay không? Nếu chỉ số càng cao thì chứng tỏ website của bạn càng đạt được sự tin tưởng, thu hút nhiều người xem. Chắc chắn rằng Google cũng sẽ ưu ái hơn đối với những website nhận được nhiều sự ủng hộ từ người dùng.

Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Bên cạnh việc hiểu rõ vai trò của chỉ số CTR là gì thì bạn cũng cần nắm rõ mỗi chiến dịch khác nhau sẽ có những chỉ số CTR khác nhau. Do đó, chỉ số CTR sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là vị trí hiển thị quảng cáo và site đặt. Vậy cụ thể chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

Thông thường thì đối với việc áp dụng tìm kiếm trả tiền của Adwords, CTR đạt tỷ lệ 2% trở lên đã được xem là tốt. Tuy nhiên thì đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook thì CTR tốt được đặt ra với mức 0,9%.

Chỉ số CTR cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào các mặt hàng mà bạn đang cung cấp thuộc hàng cao cấp hay phổ thông? Do đó, hãy theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để có thể biết được đối thủ hiện đang ở mức bao nhiêu, mình cần cố gắng để nâng chỉ số CTR lên hay không trong chiến dịch quảng cáo tiếp theo?

Các dạng CTR cùng công thức tính

Hiện nay, có rất nhiều dạng CTR khác nhau được áp dụng trong hoạt động quảng cáo, Marketing. Tuy nhiên, phổ biến nhất gồm có 3 dạng sau:

CTR quảng cáo

Đối với quảng cáo tiêu chuẩn thì tỷ lệ CTR của quảng cáo chính là số lần mà người dùng nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị các quảng cáo riêng lẻ. Công thức để tính chỉ số CTR cho dạng này là:

CTR quảng cáo = số lần nhấp/số lần hiển thị quảng cáo

Đối với các đơn vị liên kết thì số lần nhấp vào quảng cáo sẽ chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi mà đơn vị liên kết nhấp vào.

CTR của trang

Tỷ lệ nhấp chuột vào trang chính là số lần nhấp vào quảng cáo chi cho số lần xem trang. Công thức để tính chỉ số CTR cho dạng này đó là:

CTR của trang = số lần nhấp chuột/số lượt xem trang

Ví dụ như là nếu bạn nhận được 30 lần nhấp cho 250 lượt xem trang thì chỉ số CTR của trang sẽ là 30/250 = 12%.

CTR yêu cầu truy vấn

Tỷ lệ nhấp CTR truy vấn chính là số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia cho số lần truy vấn được báo cáo. Cụ thể công thức tính là:

CTR truy vấn = nhấp chuột/truy vấn

Ví dụ như là nếu bạn nhận được 20 lần nhấp chuột trong 1000 truy vấn thì CTR truy vấn sẽ là 20/1000 = 2%.

Bật mí các mẹo giúp tối ưu tỷ lệ nhấp chuột CTR

Có thể thấy, chỉ số CTR đóng vai trò rất quan trọng và việc tối ưu tỷ lệ nhấp chuột CTR là điều mà người làm SEO, người làm quảng cáo, Marketing đều cần phải thực hiện. 

Tối ưu về mặt nội dung

Điều đầu tiên để tối ưu chỉ số nhấp chuột CTR đó là chúng ta cần phải tối ưu về mặt nội dung. Trong phần nội dung thì sẽ cần lưu ý về một số yếu tố cơ bản sau:

  • Tối ưu về mặt nội dung tiếp thị

Đây là vấn đề rất quan trọng và nó có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ CTR. Một nội dung tiếp thị không hiệu quả thì sẽ không thể giữ chân được khách hàng ở lại website lâu hơn. Chính vì vậy mà điều quan trọng đầu tiên chính là cần phải tối ưu về mặt nội dung tiếp thị và lưu ý nên kết hợp với hình ảnh để giúp cho bài viết được phong phú hơn nhé.

  • Tối ưu về “meta description”

Đây được hiểu là phần xuất hiện đầu tiên trên phần lớn các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Theo đó nó sẽ cung cấp những thông tin mà khách hàng mong muốn khi nhấp vào liên kết. Một thẻ meta description chất lượng sẽ giúp tăng tỷ lệ CTR lên đáng kể. Lưu ý về thẻ meta description, các bạn chỉ nên viết từ 150 – 160 ký tự là đủ.

  • Tối ưu tiêu đề bằng cách đơn giản hóa định dạng của nó

Đây là yếu tố mà công cụ tìm kiếm nhìn thấy đầu tiên, rõ ràng nhất. Tiêu đề được phép ngắt quãng, ngăn cách nội dung nếu như bạn sử dụng tên thương hiệu để giúp nổi bật cái tên đó lên. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng đến thứ hạng trong trang tìm kiếm.

  • Sử dụng các url mô tả vì url sẽ xuất hiện trong bản xem trước liên kết

Nhằm mục đích chính là thu hút khách truy cập nhấp vào, bạn nên sử dụng các url mô tả vì url sẽ xuất hiện trong bản xem trước liên kết. Do đó, độ dài, đường dẫn cũng như danh mục url cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp trang CTR.

CTR là gì
Tối ưu chất lượng nội dung giúp nâng cao tỷ lệ CTR

Tối ưu về mặt kỹ thuật

Bên cạnh nội dung thì bạn cũng cần phải kết hợp tối ưu về mặt kỹ thuật. Cụ thể, việc tối ưu này sẽ tập trung vào một số yếu tố sau:

  • A/B testing

Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả trong việc tối ưu quảng cáo. Bạn có thể A/B test mẫu quảng cáo khác nhau với cùng 1 từ khóa để biết được mẫu quảng cáo nào đang gây được sự chú ý đối với khách hàng hơn. Nhiều người cho rằng việc test này sẽ khá mất thời gian, thế nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ, giúp bạn có thể chọn ra được các mẫu quảng cáo tốt nhất, đạt được tỷ lệ nhấp chuột đúng như mong muốn của mình.

  • Tăng cường sử dụng các từ khóa đuôi dài Long tail Keyword

Đây là một phần rất quan trọng trong các chiến lược SEO hiện nay. Yếu tố này rất cần thiết đối với các trang blog và việc nghiên cứu, tích hợp chúng vào website sẽ giúp tăng đáng kể về số lượng truy vấn tự nhiên.

  • Tối ưu về dữ liệu cấu trúc – Schema markup

Đây là thành phần chính tạo nên nội dung có sự tương tác và phong phú hơn. Các hộp thông tin tương tác sẽ thường xuất hiện trên tất cả các kết quả tìm kiếm. Theo đó, bạn có thể lách luật SEO nếu có một sơ đồ đúng như thuật toán của Google tìm kiếm. 

Và đây cũng chính là dấu hiệu cho Google thấy được việc tìm kiếm được trình này theo các tiến lên. Hầu hết các trang truyền thông xã hội như là Twitter hay Wikipedia đều đã sử dụng schema markup từ lâu và nếu không có yếu tố này thì trang web của bạn khó có thể xuất hiện trên trang tìm kiếm.

  • Tối ưu về tốc độ load của trang

Thực tế thì lượt click sẽ không được tính nếu như người dùng không thể đợi load trang xong. Tốc độ load cũng là yếu tố giúp tăng lượt click và mang đến trải nghiệm tốt dành cho người dùng. 

Việc tăng tốc độ tải trang sẽ có sự tương quan đối với vị trí trên trang kết quả tìm kiếm Google. Vì vậy mà cải thiện yếu tố này sẽ là điều cần ưu tiên để duy trì tỷ lệ CTR cao. Thêm vào đó thì tốc độ load này cũng rất quan trọng đối với hoạt động của SEO.

Lời kết

Bài viết trên đây của HPdigi đã giải đáp thắc mắc về CTR là gì, đồng thời tổng hợp khá chi tiết về các vấn đề liên quan đến chỉ số nhấp chuột này. Hy vọng rằng bạn đọc qua đây đã nắm chắc được các kiến thức cơ bản về CTR để áp dụng thật hiệu quả vào công việc của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *