Bạn có biết Google PageRank là gì hay không? Có thể nói đây là một trong những công cụ đánh giá khá hữu ích và được các seoer dùng thường xuyên trong quá trình SEO web của mình. Cùng HPdigi bỏ túi những thông tin cực hữu ích về PageRank hiện nay, đây chắc chắn là kiến thức cực kỳ quan trọng với các SEOer đó nhé!
Giải đáp: Google PageRank là gì?
PageRank hay còn gọi tắt là PR là một công thức toán học được dùng để đánh giá về “giá trị của một trang web hoặc Value của một page” bằng các xem xét về số lượng và chất lượng các trang khác trỏ đến nó. Mục tiêu của PageRank chính là xác định tầm quan trọng tương đối của một trang cho trước trong một hệ thống mạng hiện nay, có thể là thế giới web toàn cầu.
PageRank được phát minh từ những năm 1997 bởi Sergey Brin và Larry Page của Google, nằm trong một phần của dự án nghiên cứu tại đại học Stanford. Họ mô tả về động lực sáng tạo ra PageRank của mình bởi họ muốn cải thiện chất lượng tìm kiếm trên web.
PageRank hướng đến việc giải quyết các vấn đề tìm kiếm bằng cách sử dụng “biểu đồ trích dẫn của thế giới web”. Sergey Brin và Larry Page đã lấy ý tưởng từ các nhà khoa học đánh giá về tầm quan trọng của các báo cáo khoa học, từ đó áp dụng vào công việc theo dõi các trích dẫn liên kết giữa các trang web.
Nó rất hiệu quả và ngày này nó chính là Google mà chúng ta vẫn thường sử dụng để tìm kiếm nguồn thông tin. Chính vì vậy, có thể kết luận được rằng, PageRank hay Google PageRank chính là một giải pháp nhằm tìm kiếm các website có liên quan trả về theo kết quả tìm kiếm được hiệu quả hơn, phù hợp hơn với những gì người dùng mong muốn tìm kiếm được khi tra trên Google hiện nay.
Google PageRank hoạt động với thuật toán như thế nào?
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của Google PageRank là gì, cùng bài viết này đi tìm hiểu cụ thể thuật toán mà nó sử dụng như sau:
Gia sử, trang web A nào đó được các trang T1, T2,… Tn trỏ đến, thì công thức để tính chỉ số Google PageRank của trang web A được biểu thị như sau:
- T biểu thị cho số lượng và chất lượng Internal Links trên các trang.
- C thể hiện cho số lượng Outlink trên mỗi trang.
- PR chính là chỉ số Google PageRank trên từng trang.
- Tham số d là hệ số điều chỉnh có thể được đặt trong khoảng từ 0 – 1, đa phần thường sử dụng d = 0.85.
Một lưu ý nhỏ đối với chỉ số PageRank đó chính là nó tạo ra một tỷ lệ % phân bố điểm số trên trang web. Từ đó, các bạn có thể kết luận được PageRank của tổng tất cả các trang web là 1.
Nghe có vẻ khác dễ hiểu. Giải thích cụ thể hơn để các bạn nắm rõ và hiểu chi tiết thì Google định nghĩa 3 yếu tố khi phân tích đường dẫn của các trang web gồm:
- Số lượng và chất lượng của các Internal Link trỏ đến trang web.
- Trên mỗi trang có số lượng Outlink thế nào.
- Mỗi trang liên kết có chỉ số PageRank ra sao.
Ví dụ như trang D có 2 liên kết, trong đó 1 từ trang C, một từ trang A, trang C mạnh hơn trang A và cũng có ít liên kết trỏ ra ngoài hơn trang C. Khi đưa thông tin này áp dụng vào thuật toán của PageRank, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được PageRank của trang D.
Trong công thức tính PageRank cần quan tâm đến yếu tố hệ số đường dẫn
Trong công thức tính PageRank có một yếu tố được gọi là hệ số điều chỉnh – chỉnh tham số d đã được nhắc đến trong phần trên. Tham số d có thể hiểu đó chính là hệ số giảm xóc, nó cũng mô phỏng cho xác suất của một người dùng ngẫu nhiên liên tục nhấp vào liên kết trên các trang khi họ truy cập vào website của bạn.
Trong quá trình người dùng dạo chơi trên website của bạn, thì một thực tế có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là số lần Click vào link sẽ giảm dần. Giải thích vấn đề này một cách dễ hiểu như sau:
Xác suất để người dùng click vào liên kết trên các trang đầu tiên của website là khá cao. Nhưng khả năng người dùng click tiếp vào các link trên các trang tiếp theo của web sẽ giảm dần và cứ thế giảm cho đến khi họ thoát khỏi website của bạn.
Chính vì vậy, tổng điểm số cho một trang web sẽ được nhân thêm với hệ số điều chỉnh d của Google, thông thường hay sử dụng hệ số d = 0.85 trong mỗi lần lặp của thuật toán PageRank.
Chẳng hạn, trang web A có link đến một trang thông qua 4 bước nhảy liên kết, theo đó giá trị của liên kết sẽ giảm xuống, cứ thế giảm cho đến trang web cuối cùng sẽ chẳng còn giá trị nào cả. Nhưng nếu trong trường hợp, người dùng link đến cùng một trang chỉ thực hiện qua 2 bước nhảy thì liên kết đó sẽ ảnh hướng mạnh mẽ hơn đến trang đó nhé!
Lý do Google công khai loại bỏ PageRank là gì?
Trong năm 2016, một phát ngôn viên của Google đã nói như sau:
Khi Internet phát triển và mọi người hiểu rõ hơn về nó, điểm số trên Toolbar Google PageRank là gì? Nó chính là một chỉ số đơn lẻ và dần không còn hữu ích với người dùng nữa. Do đó mà việc loại bỏ PageRank Toolbar sẽ giúp tránh được việc gây ra những nhầm lẫn cho người dùng và quản trị viên của web cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chỉ số này.
Đó không chỉ là lý do duy nhất khiến Google loại bỏ công khai PageRank. Spam link cũng là một yếu tố tạo nên quyết định định này đó nhé! Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về hiện tượng Spam Link xuất hiện như thế nào qua chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Xuất hiện tình trạng Spam link là do đâu?
Đã có rất nhiều các SEOer bị ám ảnh trong một thời gian khá dài với chỉ số PageRank đó nhé! Bởi họ xem đó là một trong những yếu tố giúp Google xếp hạng cho website của mình. Có hiểu lầm này bởi chính tên gọi của nó Google PageRank tạo nên. Chính điều này đã khiến nhiều người bỏ tiền để mua bán các link có PageRank cao, tạo ra thị trường trao đổi cực kỳ lớn và đến nay vẫn còn tồn tại.
Có rất nhiều cách khác nhau để các bạn có thể mua các link có PageRank cao. Trong những năm 2000, cách phổ biến nhất được sử dụng đó chính là mua lại PageRank thông qua việc để lại bình luận trên Blog.
Đối với phía Google thì đây là một vấn đề lớn. cơ bản, những liên kết được Google đánh giá có chất lượng bởi link đến các trang web thực sự có chất lượng. Việc đưa ra các liên kết không tự nhiên, điều này khiến thuật toán của Google bị kém hiệu quả trong quá trình phân loại các trang có chất lượng cao với trang có chất lượng thấp.
Cách check PageRank của website chuẩn xác
Bạn muốn tiến hành check PageRank cho chính website của mình hoặc website của đối thủ thì có thể tiến hành theo 2 bước như sau:
- Cách 1: Check PageRank cho website thông qua áp dụng công thức thủ công. Đây là cách tốn khá nhiều thời gian và công sức thực hiện.
- Cách 2: Check PageRank cho website thông qua Tool, cách làm này nhanh và được biệt rất phù hợp với những người lười. Việc bạn cần làm đó chính là đưa website của bạn vào Tool check để phân tích. Sau một khoảng thời gian ngắn, kết quả sẽ trả về để bạn biết PageRank của website đang ở vị trí nào, nằm trong top cao hay thấp trên Google, mức độ cạnh tranh như thế nào. Tuy nhiên bạn không nên quá quan tâm đến chỉ số PageRank mà hãy quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến website của bạn như Offpage, Onpage và đặc biệt là Entity.
Để đảm bảo PageRank trên website của bạn không bị mất hoặc thất thoát, các bạn cần tập trung vào 3 phần là liên kết nội bộ, liên kết ngoài và Backlinks, cụ thể như sau:
Sử dụng đến liên kết nội bộ
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được toàn bộ liên kết nội bộ của trang web. Để cải thiện PageRank qua liên kết nội bộ, các bạn có thể sử dụng 1 vài cách như sau:
- Cách 1: Hãy đưa nội dung quan trọng càng gần trang chủ của website càng tốt
Trang chủ luôn là trang mạnh nhất của website, chính vì vậy bạn hãy đưa số lượng liên kết nội bộ của mình về trang chủ nhé!
Thông qua nút Home mà hầu hết các url liên kết với trang chủ. Theo đó, một trang mà càng gần với trang chủ sẽ càng nhận được nhiều Authority. Đó chính là lý do mà bạn nên đặt những nội dung quan trọng nhất của trang lên càng gần trang chủ càng tốt.
Nếu trang website của bạn có khả năng chuyển quyền sang các trang khác thì trang chủ không phải có giá trị cao duy nhất của website này. bạn có thể gửi thêm “Link Juice” đến một trang cụ thể thông qua sử dụng báo cáo “Best by Links” để tìm các trang trên web của bạn có thẩm quyền cao nhất hoặc sử dụng liên kết trang web đến các trang mà bạn đang cố gắng tăng URL cho nó.
- Cách 2: Thực hiện việc sửa các trang web “mồ côi”
Thông qua Internal Link và External Link khiến cho PageRank truyền khắp một web. Điều này đồng nghĩa với việc “Link Juice” chỉ nhảy đến một trang trong trường hợp nó có sự liên kết từ 1 hoặc nhiều trang khác nhau trên website.
Một trang được gọi là “mồ côi” khi nó không có bất kỳ liên kết nào, hay còn gọi các trang này là Orphan Pages. Bạn cần nắm trong tay danh sách tất cả các trang web của bạn để có thể tìm ra các trang “mồ côi”.
Có danh sách các trang của web, bạn cần sử dụng đến công cụ kiểm tra web để thu thập dữ liệu cần thiết và sau đó tiến hành sử dụng Internal link đến chính một cách hiệu quả nhất nhé!
Tận dụng liên kết ngoài
Nhiều người cho rằng khi liên kết với các web ngoài sẽ làm ảnh hưởng, kìm hãm thứ hạng của website của bạn. Điều này là hoàn toàn sai, các liên kết ngoài không làm hại đến web của bạn, chính vì vậy bạn có thể tạo các liên kết ngoài cho trang web của bạn.
Trên trang càng có nhiều liên kết thì càng ít giá trị mà mỗi liên kết sẽ chuyển đến. Tuy nhiên, đến năm 2018 việc tính toán trên một trang không còn đơn giản như những năm 1990, Google nộp bằng sáng chế cho PageRank ban đầu.
Chính vì vậy, Google sẽ không thưởng cho bạn vì có thể tích trữ các liên kết và không liên kết với bất kỳ ai. Việc trang web của bạn không liên kết với các trang web khác giống như việc thao túng thiếu tự nhiên để cố gắng điều hướng PageRank, và điều này Google sẽ chẳng thích chút nào cả.
Các liên kết ngoài tồn tại là để phục vụ cho một mục đích nào đó. Thông qua đó mà nó giúp hướng người đọc đến những nguồn kiến thức mở rộng hơn khi người đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về chúng. Chính vì vậy, hãy tạo ra các liên kết ngoài bất cứ khi nào cảm thấy nó hữu ích với người dùng nhé!
Bạn có thể dùng một vài cách để Outlink như:
- Đừng việc “Nofollow” với các liên kết bên ngoài website của bạn, trừ trường hợp nó thực sự cần thiết. Bạn chỉ nên Nofollow với các link ra trang nghi vấn hoặc đến từ các bài Post trả phí.
- Tiến hành sửa các liên kết ngoài bị hỏng.
Backlinks
Để tăng PageRank cho trang web của bạn cần dùng đến Backlinks, tuy nhiên không phải tất cả các backlink đều tạo ra cùng một giá trị bằng nhau. Để xác định giá trị của một Backlinks, Google xem xét đến hàng trăm các yếu tố để xác định giá trị thực của nó.
Để tận dụng tối đa các Backlinks, một vài kỹ thuật hữu ích mà bạn nên bỏ túi như sau:
- Biết tận dụng trang các URL cao để xây dựng liên kết. PageRank được truyền thông qua các trang mà không phải thông qua tên miền. Liên kết của bạn có Authority đến các Authority thấp sẽ có giá trị liên kết tốt hơn nhiều.
- Sửa lại các trang đang bị hỏng làm lãng phí Link Juice. Việc bạn có các Backlinks trọ để trang web bị hỏng sẽ làm lãng phí bởi nó khiến Link Juice không có nơi nào để nhảy. Chình vì vậy, hãy tiến hành sửa các trang bị bị hỏng mà có Backlinks trỏ đến nhé!
- Context cũng rất quan trọng, nhưng bạn đừng để bị che mắt bởi Authority. PageRank rất quan trọng, đặc biệt là bối cảnh bạn đặt liên kết nó phải thực sự hợp lý và mạch lạc.
Lời kết
Tóm lại, thông tin chia sẻ trong bài viết này không chỉ giúp bạn có câu trả lời cho Google PageRank là gì? Mà còn giúp bạn đọc, đặc biệt là các SEOer hiểu hơn về PageRank, biết cách tăng PageRank cho website của mình, cách để kiểm tra và nhiều kiến thức hữu ích khác. Hy vọng với lượng kiến thức chia sẻ ở đây, các bạn sẽ vận dụng vào công việc một cách hiệu quả nhé!