Nghiên cứu từ khóa là bước nền tảng quan trọng để thực hiện chiến dịch SEO tổng thể của bạn. Trong bài viết ngày hôm nay, HP Digi sẽ giúp bạn phân tích nghiên cứu từ khóa là gì? Tại sao cần nghiên cứu từ khóa khi tối ưu SEO cũng như top 10 công cụ hỗ trợ tìm kiếm keyword tốt nhất.

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa hay keyword research là quá trình tìm và phân tích các cụm từ tìm kiếm mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ bao gồm xem xét các mục tiêu truy vấn cụ thể, mức độ phổ biến của từ khóa, độ khó, lưu lượng truy cập trong thời gian cụ thể, vị trí địa lý,… 

Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là gì?

Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa

Các công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ cung cấp những chỉ số hoặc hỗ trợ người dùng phân tích những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng bộ từ khóa cho website. Những chỉ số này sẽ quyết định cách mà các chuyên viên SEO xây dựng từ khóa dành cho Website của mình.

Lượng tìm kiếm hàng tháng (Search Volume)

Search Volume là số lần trung bình một từ khóa được người dùng tìm kiếm mỗi tháng. Chỉ số này giúp ước tính mức độ phổ biến của từ khóa. Từ khóa có lượng tìm kiếm cao thường tiềm năng về lưu lượng truy cập nhưng cũng có thể có mức độ cạnh tranh lớn hơn.

Độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty)

Chỉ số này phản ánh mức độ khó để từ khóa có thể xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Độ khó của từ khóa được tính dựa trên sức mạnh và số lượng liên kết của các trang hiện đang xếp hạng cho từ khóa đó. Các công cụ SEO thường đánh giá từ khóa dựa trên thang điểm từ 0 đến 100; điểm cao nghĩa là từ khóa khó cạnh tranh hơn.

Độ khó của từ khóa
Độ khó của từ khóa

Giá mỗi lần nhấp chuột (Cost Per Click – CPC)

CPC là chi phí trung bình mà nhà quảng cáo phải trả khi người dùng nhấp vào quảng cáo cho từ khóa đó. Chỉ số này giúp đánh giá giá trị thương mại của từ khóa, cho thấy mức độ cạnh tranh của nó trong quảng cáo trả phí. Từ khóa có CPC cao thường có tiềm năng chuyển đổi tốt, nhất là trong các ngành có tính thương mại cao.

Xu hướng từ khóa (Keyword Trends)

Xu hướng từ khóa cho thấy sự thay đổi trong mức độ phổ biến của từ khóa theo thời gian, thường dưới dạng biểu đồ. Việc phân tích xu hướng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những từ khóa đang tăng hoặc giảm trong nhu cầu tìm kiếm, từ đó điều chỉnh nội dung phù hợp với sở thích của người dùng tại thời điểm hiện tại.

Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate – CTR)

CTR là tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm sau khi xem trên trang kết quả (SERPs). Từ khóa có CTR cao thường là những từ khóa cụ thể và phù hợp với nhu cầu của người tìm kiếm. Theo dõi CTR giúp tối ưu hóa tiêu đề và mô tả để cải thiện lượt nhấp chuột.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Đây là tỷ lệ phần trăm người dùng thực hiện hành động cụ thể sau khi nhấp vào website, như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ. Tỷ lệ chuyển đổi giúp đo lường hiệu quả của từ khóa trong việc mang lại khách hàng thực sự thay vì chỉ thu hút lưu lượng truy cập chung chung.

tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi người dùng tiềm năng thành người mua

Số lượng từ khóa liên quan với chủ đề

Các công cụ nghiên cứu từ khóa thường cung cấp danh sách từ khóa liên quan (Related Keyword), cho biết các từ hoặc cụm từ có liên hệ gần với từ khóa chính. Đây là nguồn ý tưởng hữu ích để mở rộng nội dung và tạo ra các chủ đề phong phú, bao quát hơn cho website.

Độ dài từ khóa (Keyword Length)

Từ khóa có thể là từ khóa ngắn (1-2 từ) hoặc từ khóa dài (3 từ trở lên). Từ khóa ngắn thường có lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh lớn, trong khi từ khóa dài có thể ít cạnh tranh hơn và có khả năng nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể, dễ chuyển đổi hơn.

Tỷ lệ cạnh tranh (Competition)

Chỉ số này cho biết mức độ cạnh tranh của từ khóa, thường dựa trên số lượng website và nội dung hiện có đã tối ưu cho từ khóa đó. Công cụ SEO sẽ gán thang đo từ thấp, trung bình đến cao để người dùng hiểu rõ hơn khả năng cạnh tranh của từ khóa.

Tiềm năng tạo traffic khi đạt thứ hạng cao (Traffic Potential)

Một số công cụ cung cấp dự đoán về tổng lượng traffic mà một từ khóa có thể mang lại nếu đạt vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này giúp đánh giá mức độ hấp dẫn của từ khóa, đặc biệt là trong việc lựa chọn từ khóa dài có thể mang lại lưu lượng tiềm năng.

Mức độ liên quan của từ khóa đối với chủ đề 

Mức độ liên quan của từ khóa (Keyword Relevance) với nội dung và lĩnh vực của website là một chỉ số quan trọng. Từ khóa phù hợp với nội dung sẽ giúp giữ chân người đọc và tăng tỷ lệ chuyển đổi, vì người dùng sẽ tìm thấy thông tin đúng với ý định tìm kiếm của họ.

SERP Features

Chỉ số này cho biết những tính năng đặc biệt nào trên trang kết quả tìm kiếm có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp của từ khóa đó. Ví dụ: các tính năng như featured snippet, bản đồ, hình ảnh, và video có thể làm giảm số lần nhấp chuột vào các kết quả tự nhiên. Biết rõ về các tính năng SERPs sẽ giúp định hướng cách tối ưu hóa nội dung để tăng khả năng hiển thị.

SERPs Features là gì
SERPs Features

Chỉ số cơ bản của đối thủ cạnh tranh (Competitor Metrics)

Nhiều công cụ SEO cung cấp thông tin về website đối thủ, chẳng hạn như số lượng backlinks, domain authority (DA), và những từ khóa họ đang xếp hạng. Điều này giúp hiểu rõ năng lực của đối thủ, từ đó điều chỉnh chiến lược từ khóa sao cho phù hợp và tăng khả năng cạnh tranh.

Khả năng tạo Backlink của từ khóa (Link Building Potential)

Một số từ khóa có tiềm năng thu hút liên kết ngược (backlinks) tự nhiên nếu nội dung được tạo ra có chất lượng cao và hữu ích. Từ khóa có khả năng tạo backlink cao sẽ giúp website tăng độ tin cậy, cải thiện xếp hạng lâu dài.

Tại sao tối ưu SEO cần nghiên cứu từ khóa

Cùng chuyên gia HP Digi khám phá lý do khiến nghiên cứu từ khóa trở thành nền tảng quan trọng trong quá trình tối ưu SEo trên website.

Hiểu rõ về nhu cầu của người tìm kiếm

Thực hiện nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu tìm kiếm thông tin của tệp khách hàng tiềm năng. 

Bằng cách phân tích các từ khóa mà người dùng thường xuyên sử dụng, bạn có thể xác định được những gì họ đang quan tâm và cần tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ cụ thể. 

Điều này không chỉ giúp xây dựng nội dung trang web phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng họ sẽ tương tác và sẽ quay lại trang web để theo dõi những thông tin mới tiếp theo.

ý định người dùng search intent khi nghiên cứu từ khóa
Hiểu rõ Search Intent là bước đầu tiên để xây dựng từ khóa

Tăng lưu lượng truy cập cho website

Khi nghiên cứu và biết được những từ khóa nào được tìm kiếm nhiều, bạn thể tối ưu hóa nội dung trang web của mình để thu hút nhiều người truy cập hơn. 

Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên nền tảng trực tuyến. Một chiến lược từ khóa toàn diện và hiệu quả sẽ giúp trang web  của bạn nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút nhiều organic traffic hơn.

Cải thiện cơ hội chuyển đổi

Cải thiện cơ hội chuyển đổi doanh thu là một lợi ích quan trọng khác của nghiên cứu từ khóa. Khi nội dung trang web phản ánh đúng nhu cầu và mong muốn của người tìm kiếm, khả năng họ mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ sẽ cao hơn. 

Bằng cách tập trung vào các LSI keyword và Long tail keyword có khả năng chuyển đổi cao, bạn có thể tối ưu hóa trang web để biến người truy cập trở thành khách hàng và gắn kết lâu dài với doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Keyword research còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí chạy quảng cáo Google. 

Thay vì phải chi tiêu nhiều tiền cho các chiến dịch quảng cáo không hiệu quả, bạn có thể đầu tư vào việc tối ưu hóa SEO thông qua từ khóa. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí quảng cáo mà còn tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Khi trang web của bạn xuất hiện tự nhiên trong kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thu hút được người tìm kiếm một cách tự nhiên và gia tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Cải thiện thứ hạng SERPs nhanh chóng

Cuối cùng, nghiên cứu từ khóa có thể cải thiện thứ hạng trên SERPs một cách nhanh chóng và bền vững nhất. 

Khi bạn tối ưu SEO cho nội dung trang web dựa trên các từ khóa chính xác và có liên quan, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ đánh giá cao và xếp hạng trang web của chúng ta cao hơn trong kết quả tìm kiếm. 

nghiên cứu từ khóa giúp gia tăng thứ hạng SERP
Hiểu rõ Search Intent là bước đầu tiên để xây dựng từ khóa

Thứ hạng cao hơn không chỉ mang lại nhiều lượt truy cập hơn mà còn tăng uy tín và sự tin tưởng của người dùng đối với trang web của bạn.

HP Digi mách bạn quy trình nghiên cứu từ khóa chuẩn SEO

Xác định keyword chính xác sẽ giúp bạn tạo nên những bài viết chất lượng và nhanh chóng lọt Top SERPs. 

Theo dõi quy trình nghiên cứu từ khóa được chuyên gia kinh nghiệm của HP Digi chia sẻ: 

Xác định mục tiêu, chủ đề

Trước khi bắt đầu nghiên cứu từ khóa, công đoạn đầu tiên chính là xác định rõ mục tiêu khách hàng và chủ đề chính sẽ triển khai. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ của mình cũng như thông tin mà người dùng sẽ tìm kiếm. 

Bạn cũng cần xác định mục tiêu cho chiến dịch SEO lần này như tăng lượt truy cập trang web, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi hay xây dựng thương hiệu. Chủ đề của bạn cần rõ ràng và cụ thể để dễ dàng tập trung vào quá trình nghiên cứu từ khóa.

Tìm kiếm ý tưởng và seed keyword

Sau khi xác định mục tiêu và chủ đề, bước tiếp theo là tìm kiếm ý tưởng và seed keyword. Seed keyword là những từ khóa cơ bản, bao quát trực tiếp đến chủ đề trang web bạn. 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách nghĩ về những thuật ngữ mà người dùng có thể tìm kiếm liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

Một phương pháp khác là xem xét nội dung của các đối thủ cạnh tranh và các từ khóa mà họ đang sử dụng. Công cụ Google Suggest cũng là một nguồn tuyệt vời để khám phá các từ khóa gợi ý từ chính Google.

Sử dụng tool hỗ trợ và phân tích từ khóa

Khi đã có danh sách seed keyword cho những nhóm nội dung lớn, bạn có thể dùng các tool hỗ trợ để mở rộng và phân tích từ khóa.

Những công cụ hữu ích bạn có thể tham khảo như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush, Ubersuggest,… Những tool này không chỉ giúp bạn tìm ra các từ khóa liên quan mà còn cung cấp các dữ liệu quan trọng như khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và xu hướng tìm kiếm theo thời gian. 

Sử dụng công cụ để phân tích từ khóa
Sử dụng công cụ để phân tích từ khóa

Việc phân tích keyword với công cụ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của từng từ khóa và chọn lọc những từ khóa phù hợp nhất cho chiến lược SEO của bạn.

Lọc và lựa chọn keyword phù hợp

Sau khi có danh sách từ khóa từ việc phân tích phân tích, bước tiếp theo là lọc và lựa chọn từ khóa phù hợp với chiến lược SEO. 

Bạn có thể tập trung vào những từ khóa có khối lượng tìm kiếm trung bình nhưng độ cạnh tranh thấp để gia tăng cơ hội trong việc đạt thứ hạng cao. Hơn nữa, việc chọn từ khóa đuôi dài long-tail keywords thường mang lại lợi ích lớn vì chúng cụ thể hơn và ít cạnh tranh hơn. 

Ngoài ra, hãy xem xét tính liên quan của từ khóa với nội dung và mục tiêu của bạn để đảm bảo rằng bạn đang thu hút đúng đối tượng.

Sử dụng từ khóa để tối ưu

Bước cuối cùng là sử dụng từ khóa đã chọn để tối ưu hóa nội dung của bạn. Từ khóa nên được tích hợp một cách tự nhiên và hợp lý vào các phần quan trọng như:

  • Tiêu đề SEO (Title)
  • URL
  • Thẻ meta description
  • Tiêu đề phụ H2, H3,…
  • Nội dung chính

Một lưu ý nhỏ là bạn nên tránh việc nhồi nhét từ khóa quá mức vì điều này có thể gây phản tác dụng và khiến trang của bạn dễ bị tụt hạng. 

Gợi ý 8 keyword research tool chuẩn nhất 2024

Bạn đã biết đến 8+ công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa nhanh chóng và chuẩn xác nhất này chưa. Cùng theo dõi danh sách cập nhật mới nhất 2024.

Ahrefs Keywords Explorer

Ahrefs là công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ, cung cấp thông tin về khối lượng tìm kiếm, độ khó từ khóa, và cơ hội lưu lượng truy cập. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn như Google, YouTube, Amazon.

Tính năng nổi bật:

  • Độ khó từ khóa (Keyword Difficulty) giúp đánh giá khả năng xếp hạng.
  • Dự đoán tiềm năng lưu lượng truy cập của từ khóa.
  • Thông tin chi tiết về xu hướng từ khóa và phân tích kết quả tìm kiếm.

Semrush

SEMrush là công cụ SEO toàn diện được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu từ khóa và phân tích cạnh tranh. Nó cung cấp dữ liệu chi tiết về từ khóa, quảng cáo trả phí, và nội dung.

Tính năng nổi bật:

  • Thống kê về lưu lượng tìm kiếm và CPC (giá mỗi lần nhấp chuột).
  • Dự đoán xu hướng từ khóa và đối thủ cạnh tranh.
  • Gợi ý từ khóa dài (long-tail keywords) và từ khóa liên quan.
Công cụ nghiên cứu từ khóa SEMrush
Sử dụng công cụ để phân tích từ khóa

Google Trends

Google Trend là một công cụ miễn phí của Google giúp phân tích xu hướng tìm kiếm theo thời gian, khu vực và lĩnh vực.

Tính năng nổi bật:

  • Hiển thị xu hướng tìm kiếm theo thời gian thực.
  • So sánh độ phổ biến của nhiều từ khóa.
  • Cung cấp thông tin về các từ khóa liên quan đang tăng trưởng.

Moz Keyword Explorer

Moz Keyword Explorer Một công cụ mạnh về phân tích từ khóa được phát triển bởi MOZ, giúp khám phá các cơ hội từ khóa và đưa ra gợi ý để tối ưu hóa nội dung.

Tính năng nổi bật:

  • Điểm độ khó từ khóa (Keyword Difficulty Score).
  • Phân tích tiềm năng CTR của từ khóa.
  • Danh sách từ khóa liên quan và dự đoán khối lượng tìm kiếm.

Ubersuggest

Ubersuggest công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí do Neil Patel phát triển, lý tưởng cho các marketer và doanh nghiệp nhỏ.

Tính năng nổi bật:

  • Hiển thị khối lượng tìm kiếm, CPC, và độ khó từ khóa.
  • Cung cấp từ khóa liên quan và câu hỏi phổ biến.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên từ khóa mục tiêu.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ubersuggest
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ubersuggest

KWFinder (Mangools)

KWFinder được phát triển bởi Mangools là một công cụ thân thiện với người dùng, tập trung vào việc tìm kiếm từ khóa dài với độ cạnh tranh thấp.

Tính năng nổi bật:

  • Phân tích độ khó từ khóa với điểm số chi tiết.
  • Hiển thị xu hướng tìm kiếm theo thời gian.
  • Danh sách từ khóa dài và từ khóa liên quan.

AnswerThePublic

Answer the Public là công cụ sáng tạo nội dung, tập trung vào việc hiển thị các câu hỏi và cụm từ liên quan đến từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm.

Tính năng nổi bật:

  • Cung cấp các câu hỏi, so sánh, và cụm từ liên quan đến từ khóa.
  • Hiển thị trực quan dữ liệu dưới dạng sơ đồ và danh sách.
  • Lý tưởng để xác định các ý tưởng nội dung và từ khóa phụ.

KeywordTool.io

Keywordtool.io là công cụ hỗ trợ khám phá từ khóa liên quan từ các nguồn như Google, YouTube, Bing, Amazon, và App Store.

Tính năng nổi bật:

  • Tập trung vào việc khám phá từ khóa dài và từ khóa liên quan.
  • Cung cấp dữ liệu tìm kiếm đa nền tảng.
  • Hỗ trợ xuất dữ liệu từ khóa để tối ưu hóa kế hoạch nội dung.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io
Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io

Những câu hỏi thường gặp khi nghiên cứu từ khóa

Tại sao lại cần nghiên cứu từ khóa?

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ cách người dùng tìm kiếm thông tin và điều chỉnh chiến lược SEO phù hợp. Nó đảm bảo nội dung tiếp cận đúng đối tượng, tăng cơ hội xếp hạng và thúc đẩy chuyển đổi. Ví dụ, từ khóa như “cách làm bánh mì tại nhà” sẽ thu hút người tìm kiếm thông tin, còn “mua nguyên liệu làm bánh mì” sẽ hấp dẫn khách hàng sẵn sàng mua hàng.

Phân tích từ khóa đối thủ có quan trọng không?

Phân tích từ khóa đối thủ giúp bạn nhận diện cơ hội. Sử dụng các công cụ như Ahrefs hoặc SEMrush, bạn có thể xem từ khóa nào đang mang lại lưu lượng truy cập lớn cho họ. Từ đó, tìm những từ khóa chưa được khai thác hoặc phát triển nội dung tốt hơn cho từ khóa tương tự.

Nên ưu tiên từ khóa phổ biến hay từ khóa ngách?

Từ khóa phổ biến (volume cao) thường mang lại lưu lượng truy cập lớn nhưng khó cạnh tranh. Trong khi đó, từ khóa ngách (niche keywords) với lượng tìm kiếm thấp hơn lại có tiềm năng chuyển đổi cao. Ví dụ, từ khóa “áo thun” cạnh tranh rất cao, trong khi “áo thun cotton unisex giá rẻ” dễ xếp hạng và thu hút khách hàng mục tiêu hơn.

Làm sao để tối ưu từ khóa với nội dung?

Nội dung cần phản ánh chính xác ý định tìm kiếm (search intent). Nếu từ khóa là “hướng dẫn chọn laptop”, bạn nên cung cấp nội dung chi tiết với danh sách tiêu chí, so sánh và gợi ý mua hàng thay vì viết bài chung chung về laptop.

Có cần liên tục cập nhật nghiên cứu từ khóa không?

Từ khóa luôn thay đổi theo xu hướng tìm kiếm và hành vi người dùng. Việc cập nhật thường xuyên giúp bạn bắt kịp các cơ hội mới và duy trì hiệu quả SEO. Ví dụ, xu hướng tìm kiếm từ khóa “chat GPT là gì” đã tăng mạnh sau khi công nghệ AI trở nên phổ biến.

Lời kết

Tổng kết lại, để có thể gia tăng thứ hạng nhanh chóng và bền vững nhất thì bạn cần đầu tư vào việc nghiên cứu từ khóa và tối ưu chúng một cách toàn diện và có chiến lược rõ ràng. Và nếu bạn đang cần dịch vụ Seo chuyên nghiệp và lên danh sách từ khóa chi tiết cho doanh nghiệp và website?  Truy cập ngay chuyên trang https://HP Digi.vn/ để tham khảo những dịch vụ hàng đầu cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất.

Để lại một bình luận

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quản trị Website là gì? 7 Đầu việc quản trị Website quan trọng

Mỗi Website đều cần một nhà quản trị tài năng để duy trì được hiệu...

Đọc thêm
Bộ nhớ cache là gì? 9 Cách xóa bộ nhớ cache dễ dàng nhất

Bộ nhớ Cache là một phần quan trọng trong các phiên làm việc trên nền...

Đọc thêm
Guest Post là gì? 5+ Mẹo giúp thu hút Guest Post chất lượng

Guest Post là một kỹ thuật SEO lâu đời và được nhiều nhà quản trị...

Đọc thêm
HTTPS là gì? 10 Điểm vượt trội của HTTPs so với HTTP

Chắc hẳn có một số độc giả vẫn đang HTTPs là gì mà lại khiến...

Đọc thêm
Snippet là gì? 8+ Cách tối ưu Features Snippet cho Website

Snippet – Features Snippet là gì mà lại khiến các trang web ngày nay chạy...

Đọc thêm
Crawl là gì? 8+ Cách tối khả năng Crawl của Google Bot

Bước đầu để tìm hiểu về SEO, bạn cần tìm hiểu được Crawl là gì...

Đọc thêm
23+ Cách SEO Web hiệu quả của các chuyên gia hàng đầu

Đâu là cách SEO Web hiệu quả và nhanh chóng nhất hiện nay? Và làm...

Đọc thêm
HTTP là gì? HTTP hay HTTPS an toàn hơn?

HTTP là gì? Và vai trò của HTTP là gì đối với việc quản trị...

Đọc thêm
Contact Me on Zalo