Trong kỷ nguyên số hiện nay, Social Content là một trong những vũ khí vô cùng quan trọng giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Vậy Social Content là gì? Làm thế nào để Social Content nổi bật giữa hàng ngàn nội dung số như hiện tại? Cùng HP Digi tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Social Content là gì?
Social Content là một thuật ngữ dùng để chỉ các nội dung đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, X, Youtube, Snapchat,… Những nội dung này được đăng tải bởi các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức với mục đích gây ấn tượng, thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.
Những nền tảng mạng xã hội được so sánh giống như một hệ sinh thái đa dạng sở hữu độ tương tác cao với những người sử dụng. Theo đó, người sử dụng có thể tương tác trực tiếp trên các trang mạng xã hội này, đồng thời đưa ra phản hồi và nhận xét qua tương tác like, share, comment,…
Social Content đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một chiến lược Marketing, giúp chiến dịch có thể đạt được hiệu quả theo mong muốn của khách hàng.
Tầm quan trọng của Social Content là gì?
Social Content đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phổ biến thương hiệu. Khi được đề cập tới một cách rộng rãi trên Google. Social Content sẽ tạo ra hiệu ứng độc đáo, giúp người dung có thể dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn thông qua màu sắc, hình ảnh, tính chất của nội dung.
Bên cạnh đó, Social Content còn góp phần gia tăng sự tương tác với khách hàng qua các bình luận, lượt thích, chia sẻ,… Điều này sẽ góp phần tạo dựng mối quan hệ thân thiết và tăng cường sự gắn kết từ khách hàng nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Hơn thế nữa, Social Content còn góp phần cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website trên Google, giúp đẩy nhanh quá trình SEO. Đây cũng là yếu tố giúp cải thiện vị trí trên các thanh công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, Social Content còn là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng, các chương trình khuyến mãi, sự kiện, chiến dịch Marketing. Những nội dung này thường được gắn với link sản phẩm, bán hàng trực tuyến để khách hàng có thể dễ dàng mua sản phẩm ngay từ các bài viết, video hoặc hình ảnh.
Social Content tạo ra được hiệu quả tương tác khi biết cách kết hợp đa dạng nội dung trên các nền tảng. Bởi vậy, việc hiểu rõ nhiều loại Social Content phổ biến sẽ là chìa khóa giúp bạn thu hút khách hàng.
Các loại Social Content phổ biến nhất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Social Content khác nhau. Dưới đây là những loại Social Content thường gặp nhất:
Dạng text (chữ viết)
Định dạng chữ viết là định dạng cơ bản nhất và thường xuyên được các nhà tiếp thị sử dụng trong chiến dịch. Thông qua nội dung chữ viết, tác giả sẽ cung cấp các nội dung hữu ích cho khách hàng để hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Mặc dù được sử dụng khá phổ biến nhưng nội dung bằng chữ viết vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nội dung chữ viết thường khó truyền tải một cách trọn vẹn nội dung và cảm xúc trực quan, sinh động giống như các dạng content bằng ảnh, video,…
Hiện nay, các dạng nội dung ngắn được ưu tiên hơn nội dung dài. Bởi vậy, những bài viết sở hữu dung lượng chữ lớn thường sẽ không được yêu thích bằng các dạng content ngắn khác như hình ảnh, video,… Thị hiếu của người sử dụng thay đổi theo xu hướng, bởi vậy nếu chỉ sử dụng văn bản trong chiến lược Marketing sẽ khó có thể cạnh tranh với đối thủ.
Video
Theo thống kê từ Colormatics, có tới 60% lưu lượng người dùng truy cập Internet thông qua video. Video là dạng nội dung sở hữu hình ảnh, âm thanh trực quan nên bất cứ người xem nào cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
Định dạng video cho phép những cá nhân, tổ chức tiếp thị truyền tải được thông điệp cốt lõi liên quan tới các sản phẩm, dịch vụ một cách súc tích, đầy đủ mà vẫn mang lại tính giải trí cao, không gây cảm giác nhàm chán đối với người xem.
Những loại content video thông dụng nhất đó là vlog, hình động, livestream,… So với những loại hình content khác thì content video sở hữu phân loại đa dạng, tạo ra sự tương tác khách hàng rất tốt đối với doanh nghiệp.
Podcast
Podcast là một dạng social content mới ra mắt và trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây nhưng Podcast đã chiếm được ưu thế lớn đối với lĩnh vực social content.
Podcast theo nghĩa tiếng Anh được ghép nối bởi 2 từ: “Ipod” (một thương hiệu máy phát âm thanh của Apple và “broadcast” (phát sóng). Có thể hiểu đây là một loại kênh lưu trữ những tệp âm thanh có sẵn. Người dùng có thể nghe và tải về những nội dung này trên các ứng dụng.
Hiện nay, Podcast được xây dựng với rất nhiều dạng nội dung khác nhau. Thông qua những nội dung này cùng cách tương tác hấp dẫn giữa khách hàng với doanh nghiệp, đơn vị sẽ có được cơ hội để nhìn nhận, .thấu hiểu những trở ngại, khó khăn của khách hàng.
Infographics
Theo nghiên cứu của Giáo sư Richard Felder, não bộ của con người có thể ghi nhớ được hình ảnh, âm thanh, màu sắc hơn 60.000 lần so với những đoạn văn bản dài. Bởi vậy, trong quá trình marketing, việc sử dụng hình ảnh sẽ giúp doanh nghiệp có thể truyền tải thông tin tới khách hàng một cách trực quan, dễ hiểu nhất.
Infographics chính là chìa khóa giúp hỗ trợ truyền tải nội dung một cách đầy đủ, trọn vẹn và trực quan nhất đến người đọc.
Infographics thường bao gồm cả hình ảnh, sơ đồ kết hợp với thông tin ngắn gọn để cung cấp thông tin đầy đủ nhất tới người đọc. Để có thể xây dựng dạng content Infographics chất lượng, các content creator cần phải sở hữu khả năng đồ họa cùng khả năng tóm tắt thông tin một cách cô đọng, súc tích nhất.
Sau cùng, việc tạo ra nội dung thu hút và tương tác cao là yếu tố then chốt khi làm Social Content. Vậy bí quyết để tạo ra nội dung có tương tác tốt trên mạng xã hội là gì?
Bí quyết làm Social Content thu hút hàng triệu view
Việc tạo ra một content hấp dẫn, thu hút view và viral là điều mà bất cứ người làm Social Content nào cũng mong muốn. Để có thể làm được điều này, bên cạnh việc nắm được những kiến thức cơ bản, chúng ta cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết khác. Cùng theo dõi vài bí quyết dưới đây:
Đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể
Bước đầu tiên để bạn có thể xây dựng Social Content chất lượng đó chính là đặt ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Quá trình đặt mục tiêu một thường sẽ liên quan trực tiếp tới việc tìm hiểu sâu sắc các đối tượng, giá trị thương hiệu.
Một kế hoạch Social Content nhắm tới thành công trên mạng xã hội cần phải đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Thu hút được những khách hàng tiềm năng
- Gia tăng lượng doanh số bán hàng
- Gia tăng sự tương tác giữa doanh nghiệp cùng các khách hàng
- Nâng cao giá trị của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng
Nếu bạn xác định được mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn và mang tới các Social Content phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tạo ra các phân khúc khách hàng cụ thể để có được cái nhìn sâu sắc, chi tiết nhất về các đối tượng khán giả của mình. Từ đó, giá trị của thương hiệu Marketing sẽ ngày càng được nâng cao.
Lựa chọn kênh truyền thông
Sau khi đã lựa chọn được mục tiêu phù hợp, doanh nghiệp có thể lựa chọn những trang mạng xã hội phù hợp nhất để có thể mở rộng các nội dung tiếp thị. Lúc này, việc lựa chọn một kênh truyền thông phù hợp với mục đích, mục tiêu chiến lược marketing rất quan trọng. Mỗi kênh truyền thông sẽ có một độ phủ sóng khác nhau nên cần lựa chọn kỹ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đôi khi, việc lựa chọn một kênh truyền thông để có thể xây dựng và phát triển sẽ còn phụ thuộc vào từng loại dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Xây dựng chiến lược
Một chiến dịch Social Content nếu muốn thành công cần phải đảm bảo chiến lược nội dung truyền tải tốt và có tính nhất quán với nhau.
Để lên kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung tốt, trước tiên doanh nghiệp cần xác định đúng đắn thông điệp của từng chiến dịch cụ thể. Việc này cũng giống như việc triển khai một dàn bài trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh.
Ngoài ra, để chiến dịch Social Content của bạn có hiệu quả, bạn cần xác định loại hình sản xuất nội dung phù hợp. Một ví dụ, bạn nên cân nhắc khi nào cần sử dụng nôi dung hình ảnh, khi nào dùng nội dung âm thanh, video hoặc livestream để kêu gọi khán giả đưa ra các ý kiến, nhận xét về sản phẩm.
Bên cạnh đó, trong tiến trình xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần lưu ý tới vấn đề đa dạng hóa các nội dung để hình ảnh thương hiệu đọng lại lâu nhất trong tâm trí khách hàng.
Lên lịch
Lên lịch là bước tiếp theo trong một chiến dịch làm Social Content. Khi biết lên lịch đúng thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả truyền thông một cách tốt nhất.
Việc hệ thống lên lịch cho các Social Content sẽ giúp doanh nghiệp có thể tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý nhất. Từ đó cũng giúp chiến lược truyền thông trên mạng xã hội đạt được hiệu quả cao.
Cụ thể hơn trong quá trình lên lịch, các nhà tiếp thị cần quan tâm tới những yếu tố cụ thể như sau:
- Thời gian: Nhà tiếp thị cần lựa chọn vào thời gian nào thì bài viết sẽ được xuất bản. Bên cạnh đó cần set up thời gian cụ thể liên quan tới ngày, giờ, tháng, năm đối với mỗi bài viết
- Chủ đề bài viết: Nội dung đang nhắc tới chủ đề gì? Các yếu tố trong chủ đề này là gì?
- Định dạng: Chúng ta nên tùy theo từng nhu cầu cùng mục đích của chiến lược Marketing. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn dạng nội dung hình ảnh, video hoặc kết hợp cả hai dạng nội dung.
- Nền tảng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Tik Tok,… đều là những nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhất. Doanh nghiệp cần xác định được tệp khách hàng sử dụng nền tảng mạng xã hội phổ biến để lựa chọn nền tảng sao cho phù hợp.
Quảng cáo
Một trong những yếu tố đóng góp sự thành công cho các chiến dịch Social Content đó chính là chiến lược quảng cáo. Một nội dung thành công không chỉ nằm ở việc lập kế hoạch cùng việc đảm bảo chất lượng mà còn liên quan tới quá trình chủ động phân phối nội dung nhằm tiếp cận và thu hút các khách hàng của mình.
Bên cạnh chiến lược quảng cáo, doanh nghiệp cũng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng bằng cách sử dụng câu hỏi, chia sẻ thông tin liên quan tới thương hiệu.
Đo lường kết quả
Bước cuối cùng trong chiến dịch Social Content đó chính là theo dõi và đo lường các kết quả. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định được chỉ số được sử dụng để giám sát, đo lường hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, việc theo dõi, đánh giá kết quả chiến dịch đúng cách sẽ tạo ra một chiến dịch lâu dài, có tuổi thọ. Các loại chỉ số mà doanh nghiệp nên xem xét có thể kể tới như:
- Nhận thức: Tổng số lần người sử dụng đã xem nội dung, số lần hiển thị cùng phạm vi tiếp cận
- Tương tác: Các lượt thích, bình luận, chia sẻ nội dung của người dùng
- ROI: Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, giới thiệu từ các nguồn khác
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi Social Content là gì và bật mí những cách tạo ra Social Content chất lượng. Bằng cách áp dụng những bí quyết mà HP Digi đã chia sẻ, hy vọng bạn đọc sẽ nâng cao khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng trong các chiến dịch Marketing của mình.